Samstag, 14. Dezember 2013

NGUYỄN VĂN BÔNG: Luật Hiến pháp và Chính trị học (1)


Luật Hiến pháp và Chính trị học
Cuốn sách này sẽ còn phải chờ một thời gian dài, trước khi lại được xuất bản tại Việt Nam. Vì hai lẽ:
Thứ nhất, vì bản thân nội dung của nó. Ra đời gần một nửa thế kỉ trước tại miền Nam Việt Nam thời Đệ nhị Cộng hòa, nền tảng lí thuyết tổ chức một nhà nước dân chủ và pháp quyền mà nó trình bày đối lập sâu sắc với mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa với độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trước sau vẫn tồn tại trong thực tế và vẫn chế ngự tư duy chính thống.
Thứ hai, tác giả của nó không phải ai khác, chính là Giáo sư Nguyễn Văn Bông, người bị chính quyền cách mạng ám sát ngày 10-11-1971. Lí do để ở thời điểm ấy, Hà Nội quyết định duyệt lệnh giết một giáo sư luật, Viện trưởng Viện Quốc gia Hành chánh tại Sài Gòn, gần đây được bạch hóa trên báo chí Việt Nam với một sự thản nhiên đến lạnh người. Một trong hai người trực tiếp tiến hành và tiến hành thành công vụ ám sát, ông Vũ Quang Hùng kể: “Theo tin tức tình báo, G.33 (tức ông Nguyễn Văn Bông) đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”. Trong một loạt bài vinh danh “chiến công vang dội của An ninh T4″, báo Công an cho biết thêm: “Nguyễn Văn Bông bị tiêu diệt không chỉ làm ‘đổ bể‘ kế hoạch thay đổi nhân sự của ngụy quyền Sài Gòn mà còn làm cho nội bộ địch nghi ngờ lẫn nhau“.

Di sản Mandela : Quyền lực của sự tha thứ (power of forgiveness)

 Di sản Mandela : Quyền lực của sự tha thứ (power of forgiveness)

Sau khi ra khỏi tù, làm Tổng thống, có quyền lực trong tay, ông đã không dùng quyền lực để trả thù, để tiếp tục thực hiện một chế độ phân biệt đối xử trở lại đối với những người da trắng ở Nam Phi, như họ đã từng áp dụng trên đất nước ông suốt bao nhiêu năm. Ông đã chọn con đường tha thứ và hòa giải.

Một trong những câu nói nổi tiếng khác của Nelson Mandela là:“As I walked out the door toward the gate that would lead to my freedom, I knew if I didn’t leave my bitterness and hatred behind, I’d still be in prison.” (“Khi bước ra khỏi cánh cửa để đến tự do, mà vẫn để lại cay đắng và lòng thù hận  , thì coi như   vẫn còn ở trong tù”).

Freitag, 13. Dezember 2013

Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam

Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam

 

Án sát : Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bat y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng Nam. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) quy định Án sát dưới quyền Tổng đốc, Tuần phủ. Ty Án sát sứ các tỉnh có Thông phán, Kinh lịch, bát cửu phẩm Thư lại, Vị nhập lưu thư lại. Số lượng nhiều ít tuỳ theo từng tỉnh.
Ở các tỉnh nhỏ chỉ có Tuần vũ thì Án sát giữ vị trí tỉnh Phó giữ  việc hình. Thời Tự Đức (1848-1883) Án sát coi như tỉnh Phó của tỉnh nhỏ.

Án sát sứ ty: là cơ quan phụ trách việc hình thời Nguyễn. Là ty giúp việc cho Tổng đốc hoặc Tuần vũ.

Một Quan Là Sáu Trăm Ðồng


Trong sách Quc văn Giáo khoa thư có mt bài ca dao nhan đ là “Đi ch tính tin”:
Mt quan tin tt mang đi,
Nàng mua nhng gì mà tính chng ra.
Thot tiên mua ba tin gà,
Tin rưỡi go nếp vi ba đng tru.
Tr li mua sáu đng cau,
Tin rưỡi miếng tht, bó rau mười đng.
Có gì mà tính chng thông?
Tin rưỡi go t, sáu đng chè tươi.
Ba mươi đng rượu, chàng ơi!
Ba mươi đng mt, hai mươi đng vàng.
Hai chén nước mm rõ ràng,
Hai by mười bn ko chàng h nghi.
Hai mt đng bt nu chè,
Mười đng nãi chui, chn thì mt quan.

Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến

Bài học kinh nghiệm
Cuộc thanh trừng 1963 – 1967
Gốc rễ của cuộc thanh trừng
Tìm hiểu lại cuộc thanh trừng
Di sản của sự bất đồng chính kiến
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi,
Càng sống càng tồi.
Càng sống càng bé lại.

                                                                                              - Phan Khôi
Từ ngày đất nước thống nhất năm 1975 đến Đại hội Đảng lần thứ Sáu vào tháng Mười Hai năm 1986 khi chương trình cải cách kinh tế được tiến hành, hầu như không tồn tại bất cứ mối bất đồng nào trên cả nước, ngoại trừ những cựu thành viên chống cộng sản của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Nhưng ngay cả mối bất đồng này cũng bị hạn chế vì sự độc đoán và những cuộc trừng trị không nương tay ngày càng mở rộng của chính phủ đối với những kẻ thù trước đây. Những người không bị “học tập cải tạo” và đưa đến “những vùng kinh tế mới” (hơn 300.000 người) sẽ bị hăm dọa buộc phải phục tùng nhà nước.

Donnerstag, 12. Dezember 2013

Tìm hiểu về khái niệm Rule of Law tại Hoa Kỳ

Tìm hiểu về khái niệm Rule of Law tại Hoa Kỳ 

Mối quan hệ giữa Hoa kỳ và Việt Nam đã phát triển tốt đẹp qua thời gian. Hai nước đã trao đổi nhiều quan tâm chung từ mậu dịch đến văn hoá và an ninh. Việt Nam đã bán được nhiều nông sản phẩm và mua các mặt hàng có trình độ cao của Hoa kỳ nhằm cải thiện phương thức sản xuất và lối sống của mình.
Số lượng sinh viên người Việt đến Hoa kỳ ngày càng nhiều để học những thành tựu khoa học mới mà Hoa kỳ hiện nay đang còn chiếm ưu thế. Việt kiều tại Hoa kỳ đã đóng góp đáng kể cho công cuộc đổi mới đất nước qua việc giúp đỡ thân nhân và đầu tư qui mô tại quê nhà. Những thành tựu ngoạn mục về đổi mới kinh tế của Việt Nam được các định chế tài trợ và doanh nghiệp quốc tế ca ngợi, nhưng cho đến nay Việt Nam đã không có cải tổ luật pháp tương xứng như họ hy vọng. Trước những áp lực của họ và với ý thức vấn đề thay đổi hiến pháp và tôn trọng nhân quyền của người Việt, những thành tựu trong tiến trình cải cách còn quá ít so với sự mong đợi, dù Việt Nam luôn đề cao vai trò nhà nước pháp quyền. Trong khi Việt nam đang tiếp tục tìm hiểu về đất nước và con người Hoa kỳ thì một khía cạnh đặc biệt nhất là hệ thống pháp luật và khái niệm Rule of Law lại ít được công luận quan tâm. Giới thiệu những đặc điểm này nhằm đóng góp vào việc thảo luận chung hiện nay là mục tiêu của bài viết sau đây.
Không giống các nước Anh, Pháp và Đức khái niệm Rule of Law taị Hoa kỳ đã gắn liền với chủ thuyết về tự do của tư bản chủ nghiã và hệ thống chính trị dân chủ. Đây chính là hai tiền đề đặt ra để tìm hiểu.

Tìm hiểu về khái niệm Rule of Law của nước Anh

Tìm hiểu về khái niệm Rule of Law của nước Anh


1. Vấn đề

Từ sự suy sụp kinh tế mà Liên Xô đã quyết định táo bạo đi theo con đường cải cách và những thành tựu của Perestroika đã gây nhiều ấn tượng sâu xa và cũng là mô hình cho Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới. Một trong những thay đổi quan trọng của Perestroika là du nhập khái niệm nhà nước pháp quyền (Rechtsstaatsbegriff) của Đức.

Khái niệm này là một học thuyết thuộc luật hiến pháp nhằm đề cao tính cách tối thượng của luật pháp và hiến pháp mà chính nhà nước cũng phải tuân thủ. Liên Xô đã vận dụng khái niệm này và dịch thành Pravovoe gosudarstvo nhưng không cải biên.

Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Pháp

Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Pháp

Nước Pháp là một quốc gia dân chủ, văn minh, tiến bộ, tôn trọng nhân quyền và có tinh thần thượng tôn luật pháp. Từ nhận định này chúng ta dễ suy đoán rằng khái niệm về nhà nước pháp quyền chắc hẳn đã có một truyền thống trong văn hoá cũng như dân trí của nước Pháp.

Đây là một cảm nhận sai lầm. Thực tế cho thấy là nước Pháp không hề có thuật ngữ État de droit trong học giới mà chỉ là một sự phiên dịch từ Rechtsstaat của Đức.
Ngoài ra, khác với các quốc gia dân chủ phương Tây, chính thể lập hiến (constitutionalism) không làm nền tảng cho mọi sinh hoạt chính trị tại Pháp trong cả một thời gian dài.

Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức

Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức

Để khởi đầu cho công cuộc đổi mới về kinh tế, Việt Nam đã đề cao hai khái niệm quan trọng, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, hai khái niệm này dù đã được triển khai nhưng vẫn chưa giải đáp thỏa đáng như nhiều người mong đợi. Đây là một nan đề cần được đặt ra và thảo luận nghiêm chỉnh hơn. Vấn đề mà giới học thuật luôn quan tâm theo dõi là Việt Nam cần phải hiểu thế nào về hai khái niệm này. Trong khi chờ đợi những công trình nghiên cứu hoàn chỉnh ra đời, bài viết này xin được góp một phần nhỏ vào công việc tìm hiểu chung và chỉ giới hạn trong vấn đề khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức.

Mittwoch, 11. Dezember 2013

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. 
Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ. Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của Thế chiến thứ hai và là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được hưởng. Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc I và II. Năm 1966, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế.