Mittwoch, 26. März 2014

Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác

                                                                                                                    Kênh Giới Trẻ 

Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này. 

Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng.

Dienstag, 25. März 2014

Giới trẻ Việt ở Đức và Uwe

                        
                                          Trần Văn Tích
 

VRNs (26.03.2014) - Ruhrgebiet, Đức - Uwe Siemon-Netto nguyên là ký giả chiến trường đã từng trực tiếp tham gia cuộc chiến quốc-cộng vừa qua tại nước ta. 

Khác với một số không ít những phóng viên, bỉnh bút thiên tả và phản chiến, Uwe Siemon-Netto dứt khoát đứng về phía chính nghĩa quốc gia và triệt để bênh vực quân dân Việt Nam Cộng Hoà.

Tác phẩm Đức, A reporter’s love for a wounded people cùng với bản dịch sang Việt ngữ, Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều đau thương đã được phát hành năm 2013. 

Khi tái bản, ấn bản Anh ngữ mang một tựa đề còn gây cảm xúc hơn: Triumph of the Absurd. Đức, A reporter’s love for the abandoned people of Vietnam. Ấn bản Đức ngữ, Der Deutsche. Mein Vietnam. Warum die Falschen siegten [Ông Đức. Nước Việt Nam của tôi. Tại sao kẻ dối trá đã chiến thắng] vừa ra mắt giới thưởng ngoạn tại Hội chợ Sách Quốc tế Leipzig vào tháng ba này.

Những “thành quả” có 1 không 2


“Trâu cày”  ở thế kỷ 21

Hôm 16 tháng Ba vừa rồi, TS Nguyễn Thị Từ Huy có dịp đọc bài báo tựa đề “Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thây trâu” mà xem chừng như không dằn được bực tức. Đó là cảnh mà blog Dân Lầm Thang gọi là “Thiên đường mới: Người kéo bừa thay trâu”. Theo báo mạng trong nước, trong khi nhiều người vẫn còn đang ăn Tết, du xuân… thì nông dân ở nhiều nơi phải ra đồng làm việc. Và tại Hưng Yên, “không trâu, không tiền thuê máy, một số hộ nông dân phải dùng sức người kéo bừa”, như báo Tiền Phong từng mô tả:

“Sáng mùng 6 Tết, ông Phạm Văn Kháng, 47 tuổi (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng con trai ra bừa khoảnh ruộng nhỏ ngay giáp quốc lộ 5. Sợi dây thừng được buộc vào hai đầu chiếc bừa, con trai ông Kháng vòng qua bụng, hai tay nắm chặt dây, kéo bừa đi. Đằng sau, ông Kháng lựa chiếc bừa đi theo bước chân con trai…

Chuyện về người phụ nữ đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất

                                                                                         Xuân Ba ( Bản gốc)

                                                                Thư Xuân Ba:Kg các anh.
Vì nhiều lý do, bài về bà Nguyễn Thị Năm ( Cát Hanh Long ) đăng trên An Ninh Thế giới ( số 1349& 1350) ra ngày Thứ Tư và Thứ Bảy 15-3 không đủ đầy như bản thảo gốc của người viết.
Tôi biết ơn sự tận tình cố gắng của các anh Phạm Văn Miên TBT và Hồng Thanh Quang Phó TBT để hai bài báo trên đến tay bạn đọc.
Tôi xin gửi lại các anh đọc bản gốc và.mong được thông cảm
Chúc lành
Xuân Ba

Bà Cát Hanh Long

Tôi ngập ngừng ngừng gõ lên cánh cửa một ngôi nhà ở đường Láng.
Ngập ngừng như động thái của người có lỗi.
Lỗi vì mình đã quá muộn? Lỗi vì sự lừng khừng chần chừ, dùng dắng?
Thực ra nhiều năm trước,  có lần tôi đã tìm đến ngôi nhà 117 Hàng Bạc. Nhưng người chủ ngôi nhà cho biết người tôi cần tìm không có ở đây. Và không biết đã chuyển đi chỗ nào?
Những ngài ngại lẫn sờ sợ. Nỗi sợ vô cớ và bầy đàn ấy đã khiến dài mãi thêm những lừng khừng cùng dùng dắng...
Người tôi cần tìm là ông Nguyễn Hanh.
Ông là thành viên trong cụm danh từ Cát Hanh Long. Cụm từ ấy từng ám vào tâm trí không ít người của một thời một thuở?
Ông Nguyễn Hanh là con trai trưởng của bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long, người đàn bà đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất (CCRĐ)
Nhưng lần này sau khi gặp được một người, tôi đã quyết dẹp đi sự dùng dắng đó. Người ấy là ông Lưu Văn Lợi thư ký riêng của ông Lê Đức Thọ

Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế?

                                                                            TS. Lê Văn Út - TS. Thái Lâm Toàn

Từ năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký.

Không bằng sáng chế là chuyện… bình thường?!
Một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước là số bằng sáng chế. Số bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận.

Montag, 24. März 2014

Hình Tếu : Ghế Thì Ít,Ðít Thì Nhiều...



Ghế Thì Ít, Ðít Thì Nhiều


Việt Nam Cái Gì Cũng Nhất

Tiến Sĩ Tập Ðếm

                                                                                                                                                                                                                                                                                          Vũ Ðảm
Tôi mở tung cửa sổ, nắng ban mai ùa vào soi rọi trên tấm bằng tiến sĩ còn thơm phức mùi mực như soi rọi vào bầu nhiệt huyết khoa học của tôi, tôi mải mê với thành tựu mà mình đạt được bằng tài năng và sự lao động đến quên mình nên không hay biết ông trưởng phòng tổ chức đang mỉm cười sau lưng:
- Xin chúc mừng tiến sĩ trẻ nhất Viện ta!
Tôi ấp úng:
- Dạ, em cũng đã 40 tuổi rồi chả còn trẻ gì nữa ạ!
- Nhưng dẫu sao cậu cũng là tiến sĩ có tuổi đời trẻ nhất, dù cái nhất ấy có là U50 hay U70.
Ông nháy mắt cười thân thiện với tôi rồi bật mí cho tôi biết cái tin bí mật mà mới chỉ ông và ông viện trưởng được biết:
- Cậu sắp được đề bạt làm Phó viện trưởng!
Tôi nhổm dậy hỏi ông:
-   Sao? Anh nói gì em không hiểu?
Tôi há mồm, giương đôi mắt qua cặp kính cận năm đi-ốp lên nhìn ông trưởng phòng tổ chức. Rồi như để tăng thêm sự hồi hộp trong tôi, ông bảo tin mật, tuyệt mật, chớ hé miệng với ai kẻo nhiều kẻ đố kỵ tìm cách phá thối. Ông bảo tôi vừa đỗ tiến sĩ thì có ngay tiến sĩ phù hộ, tôi hỏi ông tiến sĩ nào phù hộ tôi. Ông trưởng phòng, à à, chả là vừa rồi ông viện trưởng có đưa cháu nội vào sờ đầu cụ rùa ở Văn miếu- Quốc tử giám để lấy may trong kỳ thi đại học, ông rất tâm đắc lời cha ông khắc trên bia đá” Hiền tài là nguyên khí quốc gia...” nên ông đã dự định đề bạt tôi làm Phó viện trưởng. Ôi, thì ra là các tiến sĩ ngày xưa đã ủng hộ tôi- ông tiến sĩ ngày nay là như vậy. 

Nhìn lại việc thi tú tài ở Việt Nam trước 1975


“Không hay sao lại đỗ ngay Tú Tài”


Đề câu đối dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay
Rằng: hay thì thực là hay,
Không hay sao lại đỗ ngay tú tài … ”
Tú Xương
illus-86555
Báo Pháp hôm 20/06 loan tin một bà mẹ 52 tuổi cải trang làm thí sinh để thi giúp con gái môn Anh văn, Sinh ngữ 1 Văn bằng Tú Tài khóa 2013, tại Trung tâm Bossuet-Notre-Dame ở Paris X hôm 19 tháng 6.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến


Sách giáo khoa thời VNCH Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Tiến sĩ giấy – Một khái niệm mang ý nghĩa mới

                                                                                                                           Mai Quốc Ðạt
Gần đây một số tờ báo đưa tin một doanh nhân chế tạo được tàu ngầm. Rồi trước đó là tin về bác nông dân lai tạo thành công giống mít lạ, anh thợ sửa xe máy chế tạo trực thăng, hay em học sinh nọ sáng chế ra máy quét rác thông minh. Đó là tin mừng về khả năng sáng tạo của người Việt và của nhân loại nói chung.

Công luận ca ngợi những chế tạo này (tác giả bài viết không sử dụng từ “phát minh” vì “phát minh” là một phát kiến hoàn toàn mới mẻ). Thậm chí với hơn 200 bình luận, một bộ phận công luận còn cho rằng doanh nhân chế tạo tàu ngầm tài năng hơn vài chục tiến sĩ . Ngoài ý nghĩa thường gặp của “tiến sĩ giấy” khi mỉa mai những người học tiến sĩ theo những phương thức đào tạo không hợp pháp hay khoa học, cụm từ “tiến sĩ giấy” còn nhằm nói đến những nhà khoa học không có khả năng chế tạo.

Khi “tiến sĩ giấy” ám chỉ sự thiếu hụt năng lực chế tạo của các nhà khoa học, tác giả cho rằng chúng ta cần xem xét lại tiến sĩ ở mức độ nào là “giấy”, thông qua việc tìm hiểu các loại bằng cấp tiến sĩ, thuộc tính đào tạo, và ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.

Chúng tôi đã thừa thuốc gây mê, thưa tiến sĩ

ích :http://www.rfavietnam.com/node/1982

Bài phỏng vấn tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!” trên báo Lao động* đang được nhiều người đọc và tranh luận. Tôi có cái nhìn khác vể bài viết này, trước nhất là lời cám ơn ông TS Đặng Hoàng Giang: Cám ơn về liều thuốc an thần của ông có nhã ý muốn tặng cho người dân chúng tôi.

Cuộc sống không chỉ là cơm ăn áo mặc, nó còn là tự do và những ao ước cần được xã hội thừa nhận. Ông về VN và ngắm nghía đời sống ở đây như Tây ngắm người Việt mặc dù ông nói tiếng Việt thạo hơn Tây nhưng ông chưa tiêu hóa được cái mà Tây nó vượt trội hơn Việt.

Theo Box của bài viết ghi rằng: “Từ năm 2008, ông là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) - một tổ chức phi chính phủ đi đầu ở Việt Nam trong việc thúc đẩy xã hội dân sự, minh bạch và nâng cao tiếng nói của người dân.”
Nhà nước mà ông đang nhận lương để nghiên cứu có cách nhìn như thế nào về xã hội dân sự, cái mà ông đang vận động và nghiên cứu? Sao ông không nhắc tới điều cực kỳ quan trọng này trong bài phỏng vấn?

Những chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Nguyễn văn Tuấn

Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều tập san khoa học, bạn bè và đồng nghiệp trong nước từ Nam chí Bắc. Qua những tiếp xúc đó, tôi biết được vài chuyện (không dám nói tất cả) rất … khó tin. Khó tin nhưng hoàn toàn có thật. Những chuyện này ảnh hưởng đến cái mà tiếng Anh gọi là “credibility” (độ tin cậy) của khoa học nước nhà.

“Quan tiến sĩ” giúp gì cho việc trị nước?

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Trong đó chỉ có hơn 9.000 tiến sĩ đang giảng dạy tại các trường.


Như vậy 15.000 tiến sĩ còn lại không ít người đang làm quan chức. Vấn đề đặt ra ở đây là tấm bằng tiến sĩ giúp gì cho việc lãnh đạo, quản lý đất nước hay nó chỉ làm tăng thêm nạn “tiến sĩ giấy”? Các chuyên gia, nhà phê bình am tường về lĩnh vực nghiên cứu cũng như hành chính công để cùng bàn thảo.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: Tán thành tách rời học vị với địa vị

Tôi cho rằng cái việc đề ra mục tiêu phấn đấu có 20.000 tiến sĩ trong thời gian từ nay đến năm 2020 cũng là xuất phát từ cách hiểu sai quan niệm đào tạo tiến sĩ. Nguy hơn nữa là đòi hỏi “tiến sĩ hóa” đội ngũ công chức của bộ máy nhà nước.