Donnerstag, 17. Juli 2014

PETER HANSEN – BẮC DI CƯ: DÂN CÔNG GIÁO TỊ NẠN TỪ MIỀN BẮC VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA HỌ TẠI CỘNG HÒA MIỀN NAM, 1954-1959

Đôi bờ Hiền Lương - Photo by Howard Sochurek - 1961

Đôi bờ Hiền Lương - Photo by Howard Sochurek - 1961

Gia Kiệm, một thị trấn gần tám mươi nghìn dân, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng năm mươi ki lô mét trên đường đi Đà Lạt. Nó đáng chú ý về sự giàu có và quy củ, nhưng nét nổi bật nhất của nó là có rất nhiều nhà thờ Công giáo rải rác dọc theo đường cái, cách nhau chỉ khoảng vài trăm mét. Gia Kiệm không phải là một cộng đồng cổ. Thật ra, trước năm 1954, nó chỉ là một ngôi làng. Nhưng vào năm đó, Đức Cha Thaddeus Lê Hữu Từ đã chọn Gia Kiệm làm nơi tái định cư cho hàng ngàn dân Công giáo từ Giáo khu Phát Diệm ở miền bắc chạy vào nam. Đám con chiên của Lê Hữu Từ chẳng bao lâu đã có thêm những giáo dân từ những giáo khu khác của miền bắc, như Bùi Chu và Thanh Hóa hội nhập vào. Tên của những xứ đạo mới đến thiết lập ở Gia Kiệm gợi nhớ đến những gốc gác miền Bắc của họ: Phát Hội, Thanh Sơn, Phúc Nhạc, Ninh Phát, Kim Thượng vân vân.[1]

Hình ảnh xưa : PLEIKU phố núi 1969


Cuộc Di Tản Khỏi Pleiku

Người viết bài này thành thật xin lỗi phóng viên Nguyễn Tú vì đã dùng bài của ông mà không được phép trước. Tuy nhiên đây là một bài phóng sự đã gây bàng hoàng và xúc động cho hàng triệu người Việt Quốc Gia, vì thế tác giả xin ông thông cảm và lượng thứ cho. Xin chân thành cảm ơn ông.)

Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng 


Mặc dầu được coi như xa với tiền tuyến, nhưng với những tin tức chiến sự hoàn toàn thất lợi cho phía Việt Nam Cộng Hòa như rút bỏ Huế, Đà Nẵng trong hoảng loạn, cuộc triệt thoái khỏi Pleiku của Quân Đoàn II, phòng tuyến Khánh Dương bị bung, Nha Trang bỏ ngỏ, phòng tuyến Phan Rang đã vỡ, tuyến thép Xuân Lộc Long Khánh đã gẫy, thủ đô Saigòn như một cái dầu mà nửa phần thân thể phía trên đã bị chặt rời từng mảnh đã gần như đi vào hoảng loạn và chiến tranh kịch liệt đã áp sát thủ đô.

SỰ THẬT VỀ CUỘC TRIỆT THOÁI KHỎI CAO NGUYÊN NĂM 1975

1 : TẠI SAO LẠI BỎ PLEIKU, KONTUM ?

Tài liệu của CIA : “Từ cuối tháng 12-1973 đến đầu tháng Giêng 1974 Tướng John Murray và ban tham mưu của ông đã làm việc ngày đêm để cố gắng tìm đáp số cho bài toán viện trợ quân sự. Nhưng mỗi lần họ tìm ra một giải pháp để giải quyết vấn đề thì lại phát sinh một vấn đề khác mà kết quả cũng chỉ đưa tới bí lối” ( Frank Snepp, Decent Interval, trang 95 ).
Cũng theo Frank Snepp, ngày 16-8-1974, John Murray họp buổi họp chót với Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng; Tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận và một số tướng lãnh của Bộ TTM. John Murray khuyên Tướng Viên nên liệu cơm gắp mắm, gấp rút lên kế hoạch sẵn sàng bỏ Vùng 1, Vùng 2, và cả Vùng 3 để về cố thủ Vùng 4. Tuy nhiên “Tướng Viên lẫn Tướng Khuyên đều nói rằng lên kế hoạch về quân sự thì được, nhưng về mặt chính trị thì không thể nào thi hành nổi”. Sau bổi họp này thì John Murray giải ngũ, trở về Hoa Kỳ.

Phú Yên -Tháng Ba Tây Nguyên

Phú Yên

 Quân khu 2 VNCH bao gồm 12 tỉnh Kontum, Bình Định, Pleiku, Phú Bổn, Phú Yên, Khánh Hòa, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận. Dân số Quân khu 2 thưa thớt hơn các quân khu khác, vào năm 1975 độ hơn 3 triệu người. Với một diện tích rộng lớn bằng gần một nửa VNCH trãi dài theo chiều dọc lảnh thổ thế nhưng lực lượng chủ lực chiến đấu của Quân đoàn 2 tại QK 2 chỉ có hai Sư đoàn SD 22 và 23 BB.
Theo sự phối trí của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, Sư đoàn 22 BB chịu trách nhiệm 5 tỉnh phía bắc của Quân khu 2 là Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku và Kontum. Sư đoàn 23 BB trách nhiệm 7 tỉnh: Darlac, Tuyên Đức (bao gồm thành phố Đà Lạt), Quảng Đức, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong suốt 10 năm dài, từ 1965 đến 1975, áp lực CSBV luôn đè nặng tại khu vực phía tây các tỉnh Quảng Đức, Darlac, Pleiku, Kontum và một số khu vực thuộc hai tỉnh duyên hải Bình Định và Phú Yên.

Sau khi Phước Long thất thủ tháng 1/1975, tình hình tại Cao nguyên nói chung và thị xã Ban Mê Thuột của tỉnh Darlac nói riêng, xoay chuyển rất nhanh. Ðầu tháng 3/1975, quốc lộ 19 nối liền Pleiku và Qui Nhơn bị CSBV cắt đứt. Sáng ngày 6 tháng 3/1975, quận Thuần Mẫn thuộc tỉnh Phú Bổn bị lấn chiếm. 
Quốc lộ 21 nối liền Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, và Ban Mê Thuột cũng bị phong tỏa tại cây số 82 ranh giới giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Darlac. Ðêm ngày 8 rạng ngày 9 tháng 3/1975, hai trung đoàn CSBV với sự trợ chiến của pháo binh và thiết giáp khởi sự tấn công và tràn ngập quận lỵ Ðức Lập thuộc tỉnh Quảng Ðức tiếp giáp phía nam của tỉnh Darlac.

Pháo Binh & LỮ ĐOÀN LIÊN BINH PHÒNG VỆ TỔNG THỐNG PHỦ

Pháo Binh khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức  
Nguyễn Thành Chí Đại tá Cư ngụ Nam Cali
Nguyễn Quang Chỉnh
Huỳnh Thu Chơn qua đời trước nam 1975
Trần Bá Cơ
Nguyễn Hiền Điểm Đại tá qua đời tại Virginia
Nguyễn Quí Đôn giai ngũ qua Bô Ngoại giao qua đời sau 1975
Nguyễn Văn Hưng
Phạm Thế Hùng qua đời tại Úc châu sau 1975
Nguyễn văn Khải Đại tá qua đời tại Pháp quốc
Nguyễn Như Kiệt
Vũ An Lân
Nguyễn Đình Lang Pháp quốc
Châu Hữu Lộc Đại tá KQ qua đời tại Pháp
Dương Văn Lý
Trần Văn Minh Trung tướng TL/KQ qua đời tại San Jose

Mittwoch, 16. Juli 2014

Cuộc tháo chạy tán loạn 30-4-1975 (The Decent Interval) - Frank Snepp.

Cuộc tháo chạy tán loạn 30-4-1975 (The Decent Interval) - Frank Snepp.

Phần Một : MỞ MÀN

TRỞ LẠI ĐÔNG DƯƠNG


Tháng 10 năm 1972, lúc tôi trở lại Sài Gòn sau một năm vắng mặt, cuộc tiến công của Bắc Việt Nam lắng xuống. Lời bàn tán sắp có hòa bình loan truyền khắp nước này. Từ nhiều  thập kỷ nay, lần đầu tiên, người Việt Nam mới lại có dịp mong ước chiến tranh sớm chấm dứt.

Ảnh ĐSQ Mỹ tại Sài Gòn trước 1975


Các Vị Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp Binh Kể Từ Ngày Thành Lập Binh Chủng

Từ 1955  đến  1956            :  Trung Tá         DƯƠNG NGỌC LẮM
     1956  --  1959            :  Trung Tá         HOÀNG  XUÂN LÃM
     1959  --  1963            :  Trung Tá         NGUYỄN  VĂN THIỆN
     1963  --  1964            :  Đại    Tá         VĨNH LỘC
     1964  --  1964            :  Trung Tá         NGUYỄN  ĐÌNH BẢNG
     1965  --  1965            :  Đại    Tá         LÂM QUANG THƠ
     1965  --  1969            :  Trung Tá         LƯƠNG BÙI TÙNG
     1969  --1969            :  Trung Tá         DƯƠNG VĂN ĐÔ
     1969  --  1972            :  Đại    Tá         PHAN HÒA HIỆP
     1972  --  1972            :  Thiếu Tướng   NGUYỄN VĂN TOÀN
     1972  --  1972            :  Đại    Tá         DƯƠNG VĂN ĐÔ
     1972  --  1974            :  Chuẩn Tướng  LÝ TÒNG BÁ
     1974  --  1975            :  Trung  Tướng  NGUYỄN VĂN TOÀN


Dienstag, 15. Juli 2014

TRẬN ĐỨC HUỆ

Bài của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi Tư lệnh Lữ đoàn 3 KB
Những hình ảnh quý giá trong bài được cung cấp bởi D.T.Vu
Lời giới thiệu: Vào những tháng đầu năm 1974, khi người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã gần như hoàn tất lịch trình rút quân, bắt đầu cho một cuộc tháo chạy. Giữa những biến động chính trị và những vi phạm trầm trọng của Cộng sản Bắc Việt về Hiệp Định Ba Lê, và trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, thiếu thốn mọi phương tiện và nhu cầu quân sự để chiến đấu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạo nên một chiến thắng lẫy lừng trong quân sử: Trận phản công chớp nhoáng giải vây đồn Đức Huệ. Đây là một trận đánh có bài bản, theo đúng sách lược binh thư, cộng với những sáng kiến táo bạo có tính toán, và yếu tố thần tốc bất ngờ đã đánh tan tành một sư đoàn bộ chiến xâm lược của Cộng sản Bắc Việt.

Truyện Kiều - Nguyễn Du




1..Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

5.. Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,

10.. Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.


Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu

TỪ CÂU 01 ĐẾN 199

Trước đèn xem chuyện Tây Minh
Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le
Hỡi ai lẵng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dà thân sau
Trai thời trung hiếu làm đầu


Gái thời tiết hạnh là câu trau mình
Có người ở quận Ðông Thành
Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền
Ðặt tên là Lục Vân Tiên
Tuổi vừa hai tám, nghề chuyên học hành


Theo thầy nấu sử sôi kinh
Tháng ngày bao quản sân Trình lao đao
Văn đà khởi phụng đằng giao
Võ thêm ba lược sáu thao ai bì
Xẩy nghe mở hội khoa thi


Vân Tiên vào tạ tôn sư xin về:
"Bấy lâu cửa Thánh dựa kề
Ðã tươi khí tượng lại xuê tinh thần
Nay đà gặp hội long vân
Ai ai mà chẳng lập thân buổi này.



Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai

Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai

CHƯƠNG 1

Tên người đàn bà ấy là Sương, Ba Sương, đã chết rồi, chết rõ mười mươi ngay trước mắt tôi, chính tay tôi đã đào mồ chôn cất để rồi từ đó, đằng đẵng suốt mười mấy năm sau, cứ mỗi lần bất chợt nhớ đến, hình ảnh Sương lại xoáy buốt vào tôi những nuối tiếc khắc khoải và cả những day dứt ngọt ngào.
Vậy mà Sương lại không chết, không hề chết!

Trời ơi!… Nếu tôi không có chuyến đi vào Nam như cánh chim trốn rét muộn màng ấy, nếu như tôi không vô tình gặp lại, nếu như con người ấy đừng sống lại thì có lẽ cuộc đời tôi…
Đó là vào một đêm hè oi ả, dự báo những trận mưa triền miên buồn dứt sắp đổ xuống vùng rừng mới được phục sinh bên dòng sông Hậu.



Hoa Tiên - Nguyễn Huy Tự

Hoa Tiên - Nguyễn Huy Tự

GIỚI THIỆU

Tác-giả họ Nguyễn Huy, tên Tự (lại có tên thứ hai là Yên tự là Hữu Chi hiệu là Uẩn Trai) quán làng Trường-lưu, xã Lai-thạch, tổng Lai-thạch, huyện La-sơn (tức Can-lộc ngày nay) tỉnh Hà-tĩnh. Sinh năm quí-hợi niên-hiệu Cảnh-hưng thư tư đời Hậu-Lê (1743), mất năm canh-tuất (1790) hưởng thọ 48 tuổi.
Dòng-dõi họ Nguyễn, tị-tổ là Nguyễn uyên Hậu thi đỗ khoa Ngũ-kinh Bác-sĩ đời Tiền-Lê, tiếp về sau nhiều đời khoa-giáp, sĩ-họan. Thân-phụ là Nguyễn huy Oánh, thi đỗ Thám-hoa, làm quan Hộ-bộ Thượng-thư, từng đi sứ Trung-hoa. Khi nhỏ thông-minh, có chí đọc sách, đọc nhớ hơn người, 17 tuổi đỗ Hương-thí, về sau thi Hội, liên trúng tam trường; 36 tuổi được ân riêng, vua ban Tiến-triều ứng-vụ, và sai sung chức Hiệp-lý lương-hướng các đạo binh Sơn-tây, Tuyên-quang, Hưng-hóa; lại phái làm chức Đốc-đồng Hưng-hóa, lập được chiến-công, được thăng thưởng chức Kiểm Đốc-đồng các tỉnh Sơn-tây, Hưng-hóa; được cải-bổ chức Thanh-bình Hiến-sát-sứ ở Sơn-tây, dẹp loạn an dân, chánh-thanh lừng-lẫy.
Năm 1783, về cư-tang nhạc-mẫu ở làng, nhân khi thân-phụ về hưu, tiên-sinh xin ở lại hầu-hạ thần-hôn không ra làm quan nữa.
Trước-thuật nhiều tác-phẩm, song chỉ có tập "Hoa-Tiên ký", nguyên-văn diễn ở một ca-bản "Đệ-bát tài-tử Hoa-Tiên ký" của Tĩnh tịnh Trai tiên-sinh đời Minh là được lưu-truyền đến nay.


Tháng 3-1975 ở Tây Nguyên - Phần kể của tướng Vũ Lăng

Ký sự của nhà văn Nguyễn Khải về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975. Những câu chuyện được kể lại giúp phần nào hình dung được không khí ra trận của quân dân Việt Nam những ngày đầu năm 1975, tình hình chiến trường, tương quan lực lượng ta và địch, ... Ở đây, chỉ trích lại phần kể của Vũ Lăng, nguyên là Phó Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên, quân đoàn trưởng quân đoàn 3, đảm nhiệm hướng tây bắc trong chiến dịch Hồ Chí Minh về giai đoạn chuẩn bị chiến dịch Tây Nguyên và những diễn biến chính khi chiến dịch diễn ra.


TẠI CƠ QUAN CHỈ HUY CỦA BỘ TƯ LỆNH CHIẾN DỊCH


chiến dịch Buôn Mê Thuột ngày 10.3.1975 Lịch sử - Bút ký Nguyễn Minh Khiêm

Sự thật về tiếng súng mở màn chiến dịch Buôn Mê Thuột ngày 10.3.1975 Lịch sử - Bút ký Nguyễn Minh KhiêmNói đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy làm nên Đại thắng Mùa xuân năm 1975 lịch sử, ai cũng khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của trận đánh mở màn Buôn Mê Thuột mùng 10 tháng 3 năm 1975. Nó là then chốt, là chìa khóa mở ra sự thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của Quân và Dân ta Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Đất Nước. Nhưng ai là người nổ phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Buôn Mê Thuột? Sự thật về tiếng súng ấy như thế nào? Giờ G là giờ nào? Chính xác là mấy giờ? Một câu hỏi lớn suốt 39 năm qua chưa có lời giải đáp. Có thể tất cả những chi tiết ấy cũng không có ý nghĩa to

Ban Mê Thuột ngày đầu ngày cuối

Đây là một câu truyện được xây dựng từ những dữ kiện có thật theo lời kể của cựu thiếu úy trinh sát trung đoàn 45/SĐ23B và cũng là người bạn cùng một Sư đoàn, Nguyễn Lương Sơn. Tác giả mong được nói lên phần nào về một biến cố lịch sử mà những người lính vô danh VNCH đã là những chứng nhân, và hơn nữa đã tham dự thật sự vào, bằng máu, nước mắt, kiêu hãnh và tủi nhục trong những ngày oan nghiệt nhất của lịch sử đất nước từ ngày đầu tiên 10/3 đến ngày cuối cùng 17/3/75 tại Ban Mê Thuột.

Ban Đông, ngày một tháng ba. Đại đội về Ban Mê Thuột chưa kịp nghỉ dưỡng quân, bổ sung quân số, lại được lệnh tăng phái cho tiểu khu. Lệnh từ tiểu khu: Đến Ban Đông để tiếp nhận căn cứ do một đơn vị địa phương quân bàn giao lại. Cấp trên cho đi nghỉ mát hay cho vào hiểm địa chăng. Không ai cần biết. Lại lên đường.

Montag, 14. Juli 2014

QUAY LẠI CUỐN PHIM TẠI SAO MẤT BAN MÊ THUỘT

QUAY LẠI CUỐN PHIM
TẠI SAO MẤT BAN MÊ THUỘT

Image
Nguyễn Ngọc Tuấn
ĐĐT/CSDC Kiêm Chỉ Huy Phó Cảnh Sát
Tỉnh DARLAC đặc Trách Hành Quân


Ngày 1-3-1975 
-"Thiếu Uý Đức đâu ?" Tôi vừa bước vào doanh trại Trung Đội CSDC quận Buôn Hộ, DARLAC vừa hỏi vợ Thiếu Uý Đức đang ngồi cho con bú trong phòng . 
-"Anh ấy dẫn trung đội vô rừng tìm thằng Ngạn bị Việt Cộng bắt hôm qua rồi . Đại Uý ơi , em giữ không được, em nói là đợi Đại Uý xuống nhưng anh ấy cú đi". 
Tôi thở dài, ngồi bịch xuống ghế, buồn và bực ."Lên Chi Khu hỏi xem hành quân ở đâu mới được!" Tôi nghĩ và bảo tài xế cùng hai cận vệ lái xe đưa tôi lên chi khu "Cách đường cái 6 cây số sâu trong rừng" . Trưởng ban 3 Chi Khu Buôn Hô cho tôi biết nhu thế . Không còn cách nào khác hơn, tôi cùng Quỳ tài xế và Khương, Tiến hai cận vệ cũng là trưởng ban 1, ban 2 DĐ 206CSDC đi kiếm chỗ ăn cơm . Lúc ấy là 1 giờ trưa, trời bắt đầu cơn mưa nặng hạt của vùng Tây Nguyên, Khí hậu còn phảng phất gió bấc của ngày Tết . Tôi đang cầm ly bia vội buông xuống vỡ tan: thằng Hiên, tiểu đội trưởng chùm "pông sô" từ đầu đến chân đứng ở cửa nhìn tôi; linh tính của một người đã đi hành quân nhiều lần báo cho biết có điềm không lành . 

Chân dung người Mỹ gốc Việt qua Census 2010

Chân dung người Mỹ gốc Việt qua Census 2010


Tài liệu chính thức của Census 2010, vừa được công bố, cho thấy một cộng đồng gốc Việt năng động, trẻ hơn tuổi trung bình toàn quốc, và lớn hàng thứ tư trong số di dân gốc Á tại Hoa Kỳ. Mặc dầu tốc độ gia tăng dân số gốc Việt chậm lại trong 10 năm qua, cộng đồng chúng ta “nói tiếng Việt ở nhà” nhiều hơn các sắc dân khác. Trong 10 năm, dân số gốc Việt tăng gần nửa triệu người, và ngay tại thời điểm này, tổng số người mang họ Việt Nam tại Hoa Kỳ là: 1,548,449

WESTMINSTER -Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ có tổng cộng 1,548,449 người, theo công bố chính thức của thống kê dân số 2010 (Census 2010).

image


Sonntag, 13. Juli 2014

Lên tiếng thay cho một người không còn cơ hội lên tiếng: Bà Ngô Đình Nhu


Bà Trần Lệ XuânBà Ngô Đình Nhu qua đời ngày 24-4-2011, tại Rome. Thế là kể như cả một thế hệ những người lãnh đạo miền Nam thời tuổi trẻ của tôi đã không còn nữa. Tính đến nay cái chết của bà thấm thoắt đã được hơn ba năm!!
Hôm nay, một lần nữa, xin lên tiếng như một tưởng niệm và nói thay cho một người đã làm thinh. Tôi là người ngay từ lúc 9, 10 tuổi đã đem lòng ái mộ ông Ngô Đình Nhu, phu quân của bà lúc ông còn hoạt động ở Bắc vào những năm 1950-1952. Tôi đã giáp mặt ông một số lần trong bộ đồ bốn túi với nụ cười nhếch mép. Anh cả tôi lúc bấy giờ cũng theo học những lớp về Xã Hội do ông tổ chức và giảng dạy. Làm sao tôi không quý mến ông được.
Sau này, thời thế thay đổi tôi và ông đều chọn ở miền Nam làm quê hương. Giã từ đất Bắc. Giã từ cộng sản. Ông là biểu tượng cho miền Nam chống lại ý thức hệ cộng sản. Tôi theo gót chân ông và tiếp tục con đường ông đã đi..
Vào miền Nam, tôi ngây thơ tưởng thế là tạm yên. Đất nước miền Nam đang đứng lên, đang xây dựng với niềm tin và hy vọng. Tôi lo học hành, lo chơi. Không ngờ, cộng sản lại lén lút đeo đuổi phá hoại xóm làng miền Nam chúng tôi một lần nữa.
Họ lại muốn giải phóng chúng tôi.

Tỉnh Hậu Nghĩa :TRUNG LẬP trận đánh nhỏ trong chiến dịch lớn


Tỉnh Hậu Nghĩa   được thành lập theo sắc lệnh số 124/NV ngày 14/10/1963 của Tổng thống VNCH[1]
        (1). Tỉnh lỵ là Khiêm Cương đặt tại Bàu Trai và gồm có 4 quận là Củ Chi, Đức Hòa, Đức Huệ và Trảng Bàng với diện tích khoảng 1600 km2
        (2). Dân số gồm 176 148 người (theo thống kê năm 1965), xem Sơ đồ 1. Lý do thành lập tỉnh đã được vị tỉnh trưởng đầu tiên ghi lại như sau:

        (3). “Địch thường lợi dụng khai thác phần đất ranh giới ở quá xa giữa tỉnh này và tỉnh kế cận. Trong khi đối với chúng, địa bàn hoạt động của huyện ủy, tỉnh ủy vẫn giữ nguyên ranh giới của các địa phưong từ thời trước năm 1945.

Các Sư Đoàn Bộ Binh QLVNCH




Huy Hiệu Sư Đoàn 1 Bộ Binh


SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH QL-VNCH là Sư đoàn lớn nhất và danh tiếng nhất trong 11 Sư đoàn Bộ Binh 
của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. 
Đã bao phen làm địch quân csbv hồn phi phách tán ngay tại vùng địa đầu giới tuyến.