Samstag, 13. September 2014

Phim và Tài Liệu về Cải Cách Ruộng Đất (Việt Nam Cộng Sản)

Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng Hòa)

Cải cách lần 1 (Thời Đệ nhất Cộng Hòa)

Bối cảnh
Trước khi đợt cải cách điền địa lần đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm thi hành, tại các vùng Việt Minh kiểm soát ở phía nam vĩ tuyến 17 - dẻo đất Trung Bộ và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long - Việt Minh đã tịch thu không bồi thường các nông trại trồng lúa của Pháp và những người bị kết tội theo Pháp rồi chia những vùng đất này cho tá điền. Ở hầu hết các vùng còn lại, bao gồm những vùng đã từng thuộc về các giáo phái, những người nông dân cũng tự thực hiện cải cách ruộng đất. Nhiều địa chủ đã bỏ đồng ruộng của mình lên thành phố ở để tránh các cuộc xung đột vũ trang và tìm sự an toàn. Nông dân đã chia nhau những vùng ruộng đất này hoặc ngưng nộp tô cho những thửa ruộng tự canh.

Tính đến thập niên 1950 tại miền Nam Việt Nam thì tình hình sở hữu ruộng đất có nhiều chênh lệch: 2,5% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng trong khi 73% tiểu điền chủ chia nhau 15%.

Bà Nguyễn Thị Năm bị đấu tố và xử bắn lúc nào?

                                                                                                  Nguyễn Văn Kiến

Bà Nguyễn Thị Năm bị đấu tố và xử bắn lúc nào?

1. Theo cuốn Trần Huy Liệu – Cõi đời của Trần Chiến, Nhà xuất bản Kim Đồng 2009, thì ông Trần Huy Liệu, lúc đó là uỷ viên Thường trực Quốc hội, thanh tra Cải cách Ruộng đất tại hai xã Đồng Bẩm, Dân Chủ (Thái Nguyên). Ông dự cả hai buổi xử Nguyễn Văn Bính (ngày 18-5-1953) và bà Nguyễn Thị Năm (22-5-1953).

Số người tới dự độ 1 vạn trở lại, ngồi chen chúc trong một khu đất dưới lùm cây hai bên là núi. Hôm nay nắng nhiều, ánh mặt trời rọi vào khiến nhiều người phải cầm cành cây vừa che cho đỡ nắng, vừa để ngụy trang chống máy bay. Nhưng làm thế thì hàng trước sẽ che lấp hàng sau, không nhìn thấy gì, nên kết cục là phải bỏ cành lá đi và khi nắng quá thì dồn người sang hai bên…

Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch đoàn lại phạm một khuyết điểm là ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa! Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu vào. Quần chúng hô đả đảo vang dậy và đòi phải đứng lên cao quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo. Chủ tịch đoàn giới thiệu từng tên với một tràng lý lịch tư pháp mà không nêu tội ác. Tuy vậy quần chúng cũng chấm dứt từng đứa bằng một làn sóng đả đảo. Quần chúng ghét nhất là đội Hàm, vì tội ác đã đành, mà còn vì đôi mắt đầy khiêu khích. Nhiều người hô bắt nó phải cúi mặt xuống.

Nhân triển lãm CCRĐ đang diễn ra tại Hà Nội: Về người bị "bắn thí điểm" trong CCRĐ

                  Cuộc triển làm Cải Cách Ruộng Đất được mở ra từ sáng ngày 8 tháng 9 và được nói sẽ kéo dài đến cuối năm nay; thế nhưng hôm nay ngày 12/09/2014 Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch, Bảo tàng lịch sử tại Hà Nội đã ra thông báo đóng cửa. Xem thêm , xin bấm vào Links dưới đây :

                                                                                            Lê Thọ Bình/FB Bình Lê Tho 

Cho đến nay, Cải cách ruộng đất (CCRĐ) 1953-1956 vẫn là một trong những giai đoạn bi thương nhất trong lịch sử phát triển của đất nước. Kết quả là hàng trăm ngàn người bị bắt, giết, gia đình ly tán.



Người đầu tiên được “lựa chọn” để “xử bắn thí điểm” là bà Nguyễn Thị Năm. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, câu chuyện về bà Năm, từ khi bà bị bắn năm 1953 cho đến nay, vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi và còn không ít những uẩn khúc cần tiếp tục được giải mã.

CCRĐ- bi kịch của lịch sử dân tộc

Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc 1953 – 1956

                                                                                Nhóm Học Tập biên soạn

Viết theo dữ kiện lấy từ:

- Án Tích Cộng Sản Việt Nam (2001), Trần Gia Phụng
- Từ Thực Dân Đến Cộng Sản (1964), Hoàng Văn Chí
- Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, Hoàng Văn Chí
- Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên
- Mặt Thật, Bùi Tín

1. Bối cảnh xảy ra đấu tố cải cách ruộng đất

Chiến dịch CCRĐ xảy ra vào giai đoạn mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã củng cố được địa vị lãnh đạo và quyền lực . Đi ngược thời gian, chúng ta thấy sau khi cướp được chính quyền vào năm 1945, đảng CSVN đã tiêu diệt các lực lượng và đảng phái quốc gia cũng như CS khác từ năm 1946 . Trong giai đoạn từ 1946 đến 1950 thì đảng CSVN bị tách biệt với phong trào CS Quốc Tế, không thể nhận sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc và vì còn yếu nên còn cần sự hợp tác của các thành phần không cộng sản trong hàng ngũ Việt Minh . Khi đảng CS Trung Quốc chiếm được chính quyền tại Trung Quốc tháng 10 năm 1949, biên giới Việt Nam – Trung Hoa thông thương được . CSVN được CSTQ viện trợ khí giới, cán bộ huấn luyện . Lúc đó đảng CSVN cũng đã nắm vững tình hình trong nước nên có thể thi hành biện pháp có tính cách cộng sản mà trước đây đảng CS chưa thể làm vì chưa đủ sức chống đỡ với sự phản đối của quần chúng và các tổ chức không theo CS .

Freitag, 12. September 2014

Cuộc khủng bố chủ nghĩa xét lại ở Việt Nam

Bức thư ngỏ của ông Hoàng Minh Chính, đăng trên Diễn Đàn số 23 (tháng 10.93) vừa qua nhắc tôi nhớ tới một tấn thảm kịch lớn trong lịch sử Việt Nam.

Cải cách ruộng đất, vụ án Nhân văn - Giai phẩm, các cuộc cải tạo tư sản ở Bắc và Nam, cuộc hợp tác hoá nông nghiệp... đó đều cũng là những mảng tối của lịch sử. Nhưng dù sao cũng đã được phơi bày.

Cải cách ruộng đất

Những vụ khủng bố chủ nghĩa xét lại thì không. Cả nạn nhân, cả thủ phạm lẫn dư luận vẫn còn im lặng. Mặc dầu, tiếc thay, đó lại là một trong những mảng tối lớn nhất, trong đó chứa đựng đông đặc bản chất của chủ nghĩa cộng sản, của bộ máy đảng và cũng chứa đựng cả nhiều yếu tố quy định số phận của đất nước Việt Nam.

Dienstag, 9. September 2014

12 cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam

Giới Thiệu

Trên những con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, với địa hình nhiều đồi núi, đất nước hình chữ S xinh đẹp tạo ra những con đèo, mà du khách mỗi lần đi qua không thể nào quên được. 
Hai Dang Travel xin giới thiệu 12 ngọn đèo nổi tiếng ở Việt Nam, trong đó có những ngọn đèo không ít lần được nhắc tới trong thơ ca của những nhà thơ nổi tiếng.

Montag, 8. September 2014

45 năm giỗ Bác: Bác làm gì kệ Bác- Trần Đức Thảo

Trong cuốn “Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối” của Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê, có kể câu chuyện đi xin việc làm của triết gia Trần Đức Thảo ở trang 324 và 325.

 Để bạn đọc dễ theo dõi, tôi xin tóm tắt nội dung:
Sau vụ đàn áp khốc liệt nhóm Nhân văn – Giai phẩm, Thảo bị tống cổ ra khỏi khoa Triết của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Gia đình Thảo rơi vào cảnh túng quẫn, sống bấp bênh, bữa no bữa đói. Thảo cầm lòng chẳng đặng, đành hạ mình năn nỉ Đặng Thai Mai cho một suất dạy tiếng Pháp, không liên quan gì đến triết học hay chính trị cả. Đặng Thai Mai thẳng thừng: “Cụ Hồ không muốn anh dạy học nữa”.

Khó khăn chồng chất khó khăn, tai họa tiếp theo tai họa, không việc làm, không biên chế, bên bờ của sự khánh kiệt, vợ Thảo ôm đứa con nuôi bỏ nhà đi, Thảo xoay sở trong tuyệt vọng. Thôi thì xin một chân thơ ký văn phòng ở Viện Bảo tàng Lịch sử, nơi không quyền hành chính trị, kiếm đồng lương sống qua ngày. Hơn nữa, Viện này thuộc Bộ Văn hóa nơi mà Thảo quen biết nhiều.