Samstag, 27. September 2014

Hệ thống Sông ngòi Việt Nam

Ở Việt nam do điều kiện mưa nhiều đã tạo ra một số lượng sông suối rất lớn, tới khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ. Dọc bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông và theo thống kê có 112 cửa sông ra biển.Các sông lớn ở việt nam thường bắt nguồn từ bên ngoài, phần trung du và hạ du chảy trên đất việt nam. Hầu hết các sông ở việt nam chảy theo hướng tây bắc-đông nam và đổ ra biển đông. Ngoại lệ có sông kỳ cùng và bằng giang. Chảy theo hướng đông nam-tây bắc.
Do các sông bắt nguồn từ các núi cao nên sông ở thượng lưu rất dốc.Chính vì vậy vào mùa mưa sông chảy xiết, khi chảy về đồng bằng, sông uốn khúc quanh co.

Freitag, 26. September 2014

Cải cách điền địa ở VNCH ra sao?

                                                                                          Nguyễn Quang Duy

Ông Ngô Đình Diệm đã tiến hành cải cách nông thôn khi còn làm Thủ tướng
Trong khi miền Bắc phóng tay Cải cách Ruộng đất tiêu diệt tầng lớp địa chủ thì chính quyền miền Nam liên tục tiến hành tư hữu hoá đất đai, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nông dân.

Qua việc thu mua đất từ các điền chủ rồi bán lại hay phát cho nông dân, trước năm 1975 mọi gia đình nông dân miền Nam đều đã thật sự làm chủ mảnh đất tư hữu của mình.
Chương trình Người Cày Có Ruộng (NCCR) là một cuộc cách mạng xã hội, thay đổi tận gốc rễ nông thôn miền Nam.

Chuyện cờ quạt và hoà hợp hoà giải

                                                                   Gs Nguyễn Văn Tuấn/FB Nguyen Tuan
Chuyện "cờ quạt" lại trở thành vấn đề thời sự trong cộng đồng người Việt ở Mĩ. Số là Thượng nghị sĩ Pam Roach (bang Washington) bảo trợ một nghị quyết (?) yêu cầu Mĩ công nhận lá cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH ngày xưa. Thế là ngài đại sứ VN tại Mĩ viết thư đến TNS Roach phản đối. Một công dân Mĩ tên là Terrell A. Minarcin viết thư phản đối sự can thiệp của ông đại sứ. Đọc hai lá thư cũng cho chúng ta biết vài ý tưởng về cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt …
  
Chuyện cờ quạt ở ngoài này thật khó nói. Một điều chắc chắn là cộng đồng người Việt tị nạn, phần lớn đi từ miền Nam, sẽ vẫn giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ dù quốc gia có tên VNCH không còn nữa. Một điều chắc chắn khác là các cộng đồng này sẽ không bao giờ chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng mà họ gọi là "cờ máu". Do đó, có thời người ta có phong trào vận động các chính quyền địa phương công nhận cờ vàng. Tôi đoán cái bill bang ở Washington nằm trong chiến dịch này. Do đó, cái bill có câu viết rõ ràng là "Recognizing the flag of the former Republic of Vietnam" (Công nhận lá cờ của nguyên Việt Nam Cộng Hòa). 

Dienstag, 23. September 2014

Vương Triều Ðỏ : Bí Ẩn Cuộc Đời Lê Duẩn

Người CS nào cũng có cuộc đời ly kỳ, do họ cố tình che dấu, ngụy trang để hoạt động. Lê Duẩn (1907-1986) từng là Bí thư của đảng CSVN, nhưng là 1 trong những nhân vật lãnh đạo có trình độ học thức kém nhất, chỉ ở bậc Tiểu học. Do đó, ông ta tàn ác đối với đồng bào còn hơn kẻ thù ngoại nhân. Ông là người có tính tình cục mịch như nông dân, tính cọc cằn. 

Sau năm 1975, 1 cán bộ cao cấp hỏi ông về chính sách đối đãi với những sĩ quan miền Nam thì Duẩn trả lời bằng cách ra dấu lấy tay quẹt ngang cổ (có nghĩa là giết). Chủ trương tàn bạo, có tính thiếu nhân tính của người lãnh đạo CS, làm cho hàng trăm ngàn sĩ quan cao cấp của QLVNCH phải chết trong các trại cải tạo, phơi thây trong rừng thiêng nước độc, gieo tang tóc đau thương cho gia đình họ. Cuộc đời của Lê Duẩn có nhiều bí ẩn ít ai biết rõ. Tài liệu này được viết dựa. theo những lời kể của người trong cuộc cũng như dựa theo 1 vài tài liệu khác, nhất là do sự giúp đỡ của Xuân Vũ và Dương Đình Lôi, họ đã cho biết những chi tiết sống thực mà chính họ đã chứng kiến.

Vương Triều Ðỏ: Đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Vân (vợ thứ hai của ông Lê Duẩn) về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ông Duẩn được cho là một "Bạo Chúa". Trong thời đương nhiệm của mình, ngoài việc "lăng nhăng" với nhiều bà, từ tình cha con khi cô con gái "lấy Tây" (một người Nga), ông còn "khát máu" với tầng lớp tri thức. Đợt tấn công trong chiến dịch Quảng Trị, ông đã đẩy lớp tri thức thí thân vào "biển lửa" này. 
Nay bà vợ kế của ông lại ngang nhiên công kich một hình tượng của dân tộc Việt - Đại tướng Võ Nguyễn Giáp. Nếu sự thật là thế, cũng cho thấy có thế lực mạnh đang đứng sau đơn kiến nghị này và nội bộ lục đục gia tăng trong giới lãnh đạo chóp bu Việt Nam.... 

Trong Đơn kiến nghị dài 16 trang của bà Nguyễn Thị Vân, vợ hai của cố TBT Lê Duẩn, gửi 16 UV BCT, nói về chuyện ông Võ Nguyên Giáp làm gián điệp cho thực dân Pháp, "mưu lợi cá nhân và nhiều thủ đoạn kể cả với những người thân thiết với mình, nhằm chiếm đoạt công lao và thỏa mãn lợi ích cá nhân". Bà Vân còn cho rằng "ông Giáp là kẻ hèn nhát nhu nhược trong chiến đấu và lãnh đạo do đó không được phép gọi là anh hùng dân tộc" và đề nghị đảng "xử lý những tội trạng của ông Giáp". Sau đây là nguyên bản thư kiến nghị của vợ hai cố Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn, bà Nguyễn Thị Vân: (vietinfo.eu)

Vương Triều Ðỏ : Lê Duẩn


(theo tài liệu báo chí của CSVN)

Lê Duẩn (1907–1986) là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986. Ông là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam có tổng thời gian tại vị lâu nhất với 25 năm, 303 ngày.

Lê Duẩn ,Tổng Bí thư Lê Duẩn (1907-1986)

Cuộc đời và sự nghiệp
Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907, tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sau đó cậu bé Lê Duẩn theo gia đình về sinh sống tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành cùng huyện, ở bên kia dòng sông Thạch Hãn. Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn hiện nay được xây dựng tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành.

Thâm cung bí sử trong ‘Bên Thắng Cuộc’?

                                                                                                     Vũ Ánh

Ðời tư của những lãnh tụ chính trị thuộc đảng Cộng Sản Việt Nam được người dân thường xem là những thâm cung bí sử. Mà đã gọi là thâm cung bí sử thì chắc chắn nó được che giấu rất kỹ và những gì mà người ta biết đến hay nói đến thường không được căn cứ vào tin mà vào lời đồn đại.

Tác giả của “Bên Thắng Cuộc” cho biết ngay từ đầu tác phẩm rằng anh không viết chuyện thâm cung bí sử mà chỉ ghi chép những chuyện xảy ra trong đảng Cộng Sản Việt Nam theo thứ tự của từng vấn đề. 

Lê Duẩn

Nhưng khi nói đến cuộc đời của Lê Duẩn, tác giả đã không thể bỏ qua được một phần nhỏ những riêng tư của ông ta trong lãnh vực tình yêu, gia đình và hôn nhân. Tuy chỉ chiếm khoảng 9 trang trong tác phẩm dầy đến 680 trang, tiểu đề “Lê Duẩn và Mối Tình Miền Nam” là một trong hàng trăm câu chuyện về đời tư của nhân vật này được nhiều người coi là “khá hấp dẫn chẳng khác gì những chuyện thâm cung bí sử”.

Montag, 22. September 2014

Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất

                                                                                                            Trà Mi
                                                                                                  Phóng Viên Ðài VOA

Một sự kiện gây bão dư luận trong tháng này khi chính phủ Hà Nội lần đầu tiên mở triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm 40-50 ở miền Bắc và vội vã đóng cửa sau 3 ngày gặp phản ứng mãnh mẽ từ công chúng, nhất là các cư dân mạng.

Hình: nhà báo Trần Mạnh Hảo

Cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957” khai mạc hôm 8/9 đã làm khơi dậy làn sóng phẫn nộ vì điều bị cáo buộc là không phản ánh đúng thực chất sự kiện lịch sử đã giết chết ít nhất 15 ngàn người bị đấu tố là địa chủ mà đa phần trong số đó bị vu oan, cùng hàng ngàn nạn nhân khác bị tra tấn, hành hạ và bỏ đói trong tù. 

Với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cộng sản Trung Quốc và Liên Xô, chiến dịch Cải cách Ruộng đất của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam tức đảng Cộng sản hiện nay đề mục tiêu xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt địa chủ và các thành phần bị xem là ‘bóc lột, phản quốc’, để chia lại ruộng đất cho dân cày, lập nền chuyên chính vô sản, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hồi Ký của Một Số Tác Giả, Chứng Nhân của Lịch Sử đã qua

 
Trong suốt thời gian mấy chục năm vừa qua, có rất nhiều chuyển biến xẩy ra trên toàn thế giới nói chung, và trong nước Việt Nam nói riêng.   Cho dù một số vị chứng nhân lịch sử còn sống hay đã khuất, nhưng những điều họ đã bỏ tâm tư truyền đạt qua các trang hồi ký vẫn sẽ còn được lưu giữ trong kho tàng văn học Việt Nam, và cũng là một nguồn tài liệu giúp cho các thế hệ sau được cơ hội tìm hiểu cùng suy ngẫm thêm những điều không được dậy dỗ trong chương trình học.

Xin mời cùng hồi tưởng lại những tháng ngày đã qua khi lần dở từng trang hồi ký của một số tác giả thường được nhiều người biết đến..
Trong bài viết nầy, Tứ Diễm xin mạn phép được chia sẻ nội dung sưu tầm nhận được qua email hay tìm được trên mạng.   Với những ai ưa chuộng văn chương và muốn tìm hiểu thêm về các biến cố lịch sử Việt Nam cận đại, có lẽ sẽ cảm thấy hứng thú khi đọc các quyển hồi ký liệt kê trong danh sách bên dưới, chẳng hạn như: