Mittwoch, 22. April 2015

NHỮNG CHƯƠNG BỊ KIỂM DUYỆT BỎ CỦA HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ (Chương XXXI và Chương XXXII)


Chương XXXI – Kết quả sau 5 năm 

Thất bại trong hòa bình 
Xã hội sa đọa 
Con người mất nhân phẩm 
Phong trào vượt biên 
Người ta đã nhận định sai 
Chương XXXI: Kết Quả Sau 5 Năm

“Thất-Bại Trong Hòa Bình”
Mấy tháng đầu sau ngày 30-4-75, các bạn kháng chiến, già cũng như trẻ, nhất là trẻ, đều có tâm lí chung là hăm hở hưởng thụ sau mấy chục năm gian khổ sống chui, sống nhủi trong rừng, trong bụi, dưới hố dưới hầm. Đành rằng phải bắt tay ngay vào việc kiến thiết, nhưng đã có đường lối sẵn rồi, có kinh nghiệm hai chục năm ở Bắc thì không có gì khó; vả lại đã thắng được Mĩ, thành cường quốc thứ ba trên thế giới, sau Nga và Trung hoa thì có việc gì mà làm không được, chỉ trong 5 năm sẽ tiến bộ, hai chục năm sẽ đuổi kịp Nhật bản về kinh tế.

Muốn kiến thiết thì trước hết phải san phẳng chế độ cũ đã không để lại một dấu vết nào cả. Phải đuổi hết các nhân viên cũ, để anh em cách mạng chia nhau tất cả các chức vụ lớn nhỏ. Phải diệt bọn tư bản, chiếm nhà cửa, tài sản như núi của họ, chia nhau mỗi người một chút. “Đó là quyền của mình mà!”

NHỮNG CHƯƠNG BỊ KIỂM DUYỆT BỎ CỦA HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ (Chương XXIVvà Chương XXX)

Chương XXIV - Xã hội miền Nam trong thời Mỹ 

Nhân số bộc phát - Nạn đói 
Hạn chế sinh đẻ. Mất các giá trị cổ truyền 
Thị dân tăng lên quá mau - Nền kinh tế trái luật kinh tế .
Sản xuất kém mà tiêu thụ mạnh 
Đời sống quay cuồng 
Cảm giác bất an - Thời đại kĩ nghệ điện tử
Phong hoá suy đồi 

Chương XXIV: Xã Hội Miền Nam Trong Thời Mĩ

Kinh tế miền Nam từ 1945 đến 1974 
Trong chương XVI, tôí đã nói xã hội phương tây trong ba thế kỉ nay trải qua bốn giai đoạn phát triển kinh tế:
1. giai đoạn dự bi
2. giai đoạn phát triển mạnh
3- giai đoạn thành thục
4- giai đoạn đại chúng tiêu thụ mạnh mẽ tức giai đoạn của châu Âu và Nhật hiện nay, của Mĩ từ hai, ba chục năm trước.

Chương XIV chúng ta đã biết ở nước mình, giai đoạn dự bị bắt đầu vào khoảng 1925-30: vài nhà như Bạch Thái Bưởi, Trương văn Bền... đã ra kinh doanh, mở nhà máy, hãng buôn, hãng tàu, hãng xe vận tải, xây cất và xã hội của ta ở các thành thị đã có một bộ mặt mới trong khi ở thôn quê vẫn là nếp sống thời đại nông nghiệp. Sự phát triển đó mới được mươi năm thì đã phải ngưng lại vì thế chiến thứ nhì. Sau thế chiến tới chiến tranh Việt-Pháp, quân Pháp chiếm các thành thị, nhưng môt phần vì thiếu an ninh, một phần vì thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, một phần nữa vì phải lo đối phó với quân cách mạng, nên tình trạng phát triển kinh tế không tiến được bao nhiêu: không dựng được nhà máy nào lớn, chỉ thêm được một số công ti xây cất và công ti thương mãi.

NHỮNG CHƯƠNG BỊ KIỂM DUYỆT BỎ CỦA HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ (Chương XXI và Chương XXII)

NHỮNG CHƯƠNG BỊ KIỂM DUYỆT BỎ CỦA HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ
Hồi ký Nguyễn Hiến Lê

(Giới thiệu những chương bị cắt bỏ khi in tại Việt Nam)

Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) quê ở Sơn Tây, Xứ Đoài, là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế,...

Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu quãng đời nửa thế kỷ gắn bó với Nam bộ, gắn bó với Hòn ngọc Viễn Đông.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 chuyển lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo.

Những năm trước 1975 và cả trong thời gian sau này, Nguyễn Hiến Lê luôn là một cây bút có tiếng, viết miệt mài và là một nhân cách lớn.

Sonntag, 19. April 2015

Ruợu Cognac - Brandy

Ruợu Cognac - Brandy

 

Đầu tiên, vào thế kỷ thứ 13 tại Saintonge, các tàu buôn Hà Lan chạy dọc theo bờ biển để mua muối và mang theo rượu nho tới Bắc âu. Lúc bấy giờ rượu nho Poitoux rất được hâm mộ và  ngành thương mại  phát triển nhanh chóng. Khoảng thề kỷ XVI người ta nhận thấy rằng rượu nho không giữ được lâu nên các thương gia Hà Lan bắt đầu biến đổi rượu thành "rượu nho đốt". Đây là bước đầu của sự chưng cất.
Vào thế kỷ XVII, rượu được chứa trong các thùng fût bằng gỗ chêne, sau một thời gian, người ta khám phá ra rằng rượu biến ra màu hổ phách. Và rượu Cognac được ra đời.  Phải chờ đến thế kỷ thứ XIX Cognac mới được chiết  ra chai bán chớ không bán  bằng thùng  fût như trước nữa (Vietsciences chú thích)

RƯỢU COGNAC LÀ GÌ?

Người La Mã mới chính là những người đầu tiên giới thiệu món rượu vang vào vùng Cognac này, sau đó người dân sống vùng Charente bắt đầu sản xuất rượu vang. Thế nhưng chính những người ngoại quốc nhập cư mới là những người đầu tiên sản xuất rượu vang. Vào cuối thế kỷ thứ 15 tức là vào triều đại vuaFrancois đệ nhất, làng Cognac nổi tiếng về nghề buôn muối bằng đường sông do con sông Charente chảy qua làng thông ra biển Đại Tây Dương. Nhiều nhà buôn đến từ Bắc Âu đã ghiền món rượu vang được sản xuất tại đây. Trên đường quay về nhà, họ tìm cách mua nhiều thùng tô-nô rượu vang nhưng đa số bị chuyển hóa thành dấm. Sau đó những nhà buôn này đã giới thiệu một quy trình và thiết bị chưng cất mà người Ả Rập đã từng du nhập vào Tây Ban Nha trước đó.

Hương Vị Cognac


Hương Vị Cognac

Cognac là tên một thành phố nằm ở vùng Tây Nam nước Pháp. Trong khi Bordeaux, gần miền Nam hơn, nổi tiếng về những loại nho dùng để sản xuất rượu vang, thì những vùng bao quanh Cognac, nhờ đất đai giàu chất vôi, khí hậu gần ĐYour browser may not support display of this image.ại Tây Dương mát mẻ, và người địa phương kiên nhẫn, quyết chí và thông hiểu việc kinh doanh, đã làm cho sản phẩm địa phương trở nên lừng danh trên thế giới.