Samstag, 5. September 2015

Đôi nét về mâu thuẫn giữa dòng Sunni và Shiite



Sau khi nhà tiên tri Mohammad của Hồi giáo qua đời, không bao lâu sau đó và trong quá trình phát triển, mâu thuẫn giữa những người theo dòng Sunni và dòng Shiite ở nước này hay nước khác thường xuyên xảy ra và dẫn đến những vụ xung đ
ột, trong đó có những vụ đánh bom tàn sát lẫn nhau ngày một tăng lên và phức tạp; gây ra những lo âu, sợ hãi cho tín đồ Hồi giáo nói riêng và người dân nói chung ở nhiều quốc gia.

Vậy đâu là nguyên nhân? Có ý kiến cho rằng người Sunni và Shiite có thể bất đồng vài vấn đề về giáo lý và một vài chi tiết nào đó về lịch sử ra đời và sự phát triển của Hồi giáo, nhưng những sự khác biệt này là nhỏ bởi vì họ nhất trí cơ bản về kinh Qu’ran và tôn kính nhà tiên tri Mohammad, người sáng lập ra đạo Hồi.

SỰ BÀNH TRƯỚNG ĐẠO HỒI

Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu Á:

Xanh lá cây : Sunniten ; Ðỏ : Schiiten ; Xanh lơ : Ibaditen
           

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thêu dệt lịch sử về Thế chiến thứ II như thế nào?

                                                     Tác giả: Leo Timm, Epoch Times | Dịch giả: DK Lam
                                                                                 4 Tháng Chín , 2015


Tụ tập trước một bảo tàng ở ngoại ô Bắc Kinh, các chiến sĩ và học sinh tưởng niệm trong im lặng lần thứ 78 sự kiện Thế chiến II bắt đầu tại Trung Quốc, một cuộc chiến ước tính đã cướp đi mạng sống của 20 triệu người.

Nhưng có một ký ức ít người biết đến về cuộc đấu tranh sinh tồn đầy tàn khốc này, một sự thực trong đó Quốc Dân Đảng mới chính là lực lượng dẫn dắt thành công đất nước Trung Hoa vượt qua cuộc kháng chiến 8 năm chống sự xâm lược của phát xít Nhật Bản – trước khi họ bị lật đổ năm 1949 sau cuộc nội chiến Quốc-Cộng kéo dài 4 năm.

Giờ Sài Gòn từng khác giờ Hà Nội

                                                                        Nguyễn Giang
                                                                       bbcvietnamese.com

"Gentlemen, start your engines" (Quý vị hãy nổ máy!) - là lệnh cất cánh cho chiếc trực thăng CH-53 Sea Stallion của Trung tá Herbert Fix thuộc phi đoàn Heavy Helicopter Squadron 463.
Đoàn trực thăng rời hàng không mẫu thuộc Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ đậu ngoài khơi Nam Việt Nam để bay vào đất liền.
Chiến dịch Frequent Wind bắt đầu để di tản những quân nhân và nhân viên dân sự, ngoại giao cuối cùng của Mỹ khỏi Sài Gòn.

Khi đó là 5 giờ chiều ngày 29 tháng Tư giờ Washington nhưng đã là 5 giờ sáng ngày 30 tháng Tư 1975 giờ thủ đô Việt Nam Cộng hòa.
Vì cho đến khi cuộc chiến Nam Bắc chấm dứt, Sài Gòn đi trước giờ Quốc tế GMT (Greenwich Mean Time, ở Anh) tám tiếng.

Việt Nam: 70 năm vẫn lạc đường và đâu là lối thoát?

Việt nam vừa tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm giành được độc lập, với màn diễu bình tốn kém là điều khiến cho tầng lớp những người có hiểu biết tỏ ra thất vọng. Vì theo họ, màn "diễn binh" hoành tráng đó chỉ nhằm mục đích che đậy sự thất bại trong việc quản trị đất nước của ban lãnh đạo Đảng CSVN trong suốt 70 năm qua mà thôi.

Ý kiến nói trên dường như đi ngược lại quan điểm chính thống của nhà nước Việt nam, cũng như suy nghĩ của các tầng lớp những người (được cho là) kém hiểu biết, kể cả đa phần giới nhà giàu ở Việt nam hiện nay, khi cho rằng, trong nhiều chục năm gần đây kinh tế Việt nam đã phát triển rất mạnh mẽ. Bằng chứng không chỉ là hệ thống đường xá, cầu cống, nhà cửa... được xây dựng mới mọc lên như nấm gặp trời mưa; các khu chế xuất, khu công nghiệp mọc lên khắp mọi nơi; kể cả diện mạo nông thôn và đời sống của dân chúng đã có sự thay đổi lớn hơn so với trước kia v.v...