Mittwoch, 9. September 2015

CÓ HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA BẢO ĐẠI VÀ HỒ CHÍ MINH

70 năm nhìn lại: Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh
- HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP


                                                                                                          Phạm Cao Dương
                                                                                                                  8-9-2015
                                                                                                              Viet Catholic

Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.

Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'?

                                                                         Phạm Cao Phong 
                                                                                         Gửi cho BBC từ Paris

Cây kiếm này được cho là 'bảo kiếm' được Vua Bảo Đại trao lại hôm 30/8/1945

Mùa thu năm trước Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mang chuông sang gióng ở thủ đô Pháp.
Tám mươi hiện vật được chọn lọc và trưng bày tại Bảo tàng Guimet ở thủ đô Paris.

Triển lãm mang tên L’Envol du Dragon – Art royal du Vietnam' tức 'Thăng Long – Nghệ thuật Hoàng gia Việt Nam'.

Mang khoe nước người, muốn hóng cái khen, vơ tiếng nức nở nên đồ được cấp visa này không thể là loại tầm tầm. Nhiều thứ đẹp. Quảng cáo trang nhã.

Song có một hiện vật trái khoáy. Đó là một thanh kiếm rỉ đặt trong một góc khuất tệ hại.

Dienstag, 8. September 2015

Lịch sử Syria

nha nuoc hoi giao is dang tren da "nhuom den" syria va iraq hinh 1

syria
Syria là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam. Cái tên Syria trước kia gồm toàn bộ vùng Levant, trong khi nhà nước hiện đại bao gồm địa điểm của nhiều vương quốc và đế chế cổ, gồm cả nền văn minh Ebla từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Trong thời kỳ Hồi giáo, thành phố thủ đô, Damascus, là nơi đóng đô của Đế chế Umayyad và là một thủ phủ tỉnh của Đế chế Mamluk. Damascus được nhiều người coi là một trong những thành phố có người cư trú liên tục cổ nhất thế giới
Nôi của Kitô Giáo
 Năm ngàn năm trước, lúc Châu Âu còn sống bán khai và Châu Mỹ đang nằm trong cõi mịt mù một góc địa cầu vì mãi 4.500 sau mới được khám phá, thì tại vùng Trung Đông, trên đó có Syria, là trung tâm văn minh nhất và là nôi của văn hoá nhân loại. Lịch sử bắt đầu được ghi lại khi chữ viết xuất hiện cách đây 5.000 năm trên đất Syria mà thuở ấy là miền nam Babylonia. Trên một bia đá có ghi công trạng của một nhà cai trị chiến thắng từ vùng thấp tới vùng cao bên bờ Địa Trung Hải, và lập tức liền đó, xuất hiện địa danh Syria.

Syria &Anh em Hồi giáo

Anh em Hồi giáo: chẳng anh em với ai hết, nhất là quân đội

Sau Thế chiến thứ nhất, với sự tàn lụi của Đế chế Ottoman, tinh thần và tư tưởng quốc gia (theo nghĩa đương đại), vốn đã manh nha từ thế kỷ 19, được dịp phát triển tại Trung đông. Sau những thế kỉ cai trị trực hay gián tiếp bởi Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực này rơi vào quỹ đạo của Tây phương Anh Pháp. Bài thực và phản đế có lắm con đường, xã hội chủ nghĩa, quốc gia, quốc xã-phát xít hay là tôn giáo-dân tộc (theo nghĩa rộng tức là Ả rập Ai cập).

Trong bối cảnh ấy, vào thập niên 30, ông Hassan Al Banna thành lập tại Ai cập phong trào Anh em Hồi giáo (AEHG).

Hassan Al Banna

ISIS giặc cờ đen

ISIS giặc cờ đen : Trên cái nền rối tinh của Hồi giáo 


Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS có phải là sản phẩm của Mỹ?
ISIS và gia tài
Vào 2003, Hoa Kỳ đánh đổ Saddam Hussein và quân đội Iraq trong vòng một tháng, áp dụng chiến thuật được gọi là “Sốc và kinh hoàng”. 466.985 quân nhân Mỹ và chư hầu sử dụng 1.801 máy bay vào 41.104 phi vụ, ném 19.948 bom khôn và tên lửa điều khiển với 9.251 bom thường (tường trình của USCENTAF, Bộ Chỉ huy Không lực Trung phần Hoa Kỳ ở đây). Chiến dịch “Tự do cho Iraq” (Operation Iraqi Freedom, OIF) thành công mỹ mãn, Tổng thống Bush ngày 1.5.2003 mặc đồ bay đáp chiến đấu cơ xuống một mẫu hạm, tuyên bố “Nhiệm vụ hoàn tất”.

Thánh Quốc Hồi Giáo là Ai?

Khủng Bố Là Gì và ISIS- ISIL Thánh Quốc Hồi Giáo là Ai?


Hiện nay ISIS hay cứ gọi nôm na nhưng chính xác Thánh Quốc Hồi Giáo, đang là đề tài, niềm vui, và nỗi sợ của nhiều người trên thế giới.  Nói rằng cái nhóm tổ cò Hồi giáo này là ĐỀ TÀI, hay NIỀM VUI, hoặc NỖI SỢ là tùy vào nguồn chủ kiến và mức độ nhận thức của mỗi người.

-Nếu bạn đang nằm trong cơ cấu quyền lực kỹ nghệ chiến tranh, rõ ràng đây là mối lợi lớn!
-Nếu bạn là dân Hồi giáo bình thường, nạn nhân còn sống sót từ trại giam của Nato, Mỹ- sống sót sau khi gia đình, thân nhân, nhà cửa tan tành dưới hỏa tiễn từ máy bay không người lái của Mỹ-  hoặc sau một đợt hành quân càn quét, của lính Âu Mỹ, rõ ràng đây là mối hy vọng vui vẻ duy nhất và cuối cùng của bạn.

-Nếu bạn là người thiên chúa giáo đang ở xứ Âu Mỹ, óc bạn đồng dạng với con đà điểu, chắc chắn bạn sẽ vừa căm thù vừa cuống quít  hãi sợ!

Chuyện Trung Đông, ISIL và toan tính của các tay chơi


Năm 1915, không lâu sau khi tuyên chiến với đế quốc Ottoman, hai nước đồng minh Anh-Pháp bí mật thoả thuận bản đồ Sykes–Picot phân chia Tiểu Á, trong đó Nga có một phần nhỏ. Sau Cách mạng tháng 10, nước Nga Bolsevik công bố bản thỏa thuận, khiến cho “nước Anh xấu hổ, nước Thổ vui mừng và các nước Ả-rập bất bình”.


 
Bản đồ Sykes–Picot
Tuần trước đây, ngay sau khi tiến chiếm Mosul, tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISISL) lên tiếng tuyên bố “xóa bỏ nỗi nhục trăm năm của thỏa thuận Sykes–Picot”. Tuyên bố này rõ ràng có tham vọng làm thay đổi hiện trạng biên giới các quốc gia trong khu vực, và khiến cho tất cả các tay chơi cờ phải có suy nghĩ thích ứng.

Người Kurd: dân tộc chỉ có núi là bạn






Trong 7 thế kỷ, đế chế Ottoman bành trướng từ cái nôi Thổ Nhĩ Kỳ sang đến Âu châu, trung Á, bắc Phi, đông Phi và bán đảo Ả Rập, trở thành một đế quốc cường thịnh và huy hoàng bậc nhất trong lịch sử. (Chú thích thừa thãi: ngày nay tập đoàn café Trung Nguyên vẫn còn phải biết ơn họ, cà phê đến Âu là qua ngả Budapest (Hungary) dưới sự thống trị của nhà Othman, sau đó nhỏ giọt đắng giọt sầu sang Pháp v.v. và dần dà mới đến Việt Nam để mà xoa dịu tâm trạng của những kẻ buồn không biết vì sao). Hùng mạnh như thế, trong đế quốc đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa này, gọn lỏn một dân tộc từng hiện diện trước Công nguyên nhưng hiện nay bơ vơ là dân tộc Kurd.


 
Trang phục Kurd, 1873. Bên phải là người Kurd vùng Aljazeera (Mesopotamia). Giữa, một người Kurd thị trấn Mardin (biên giới Syria). Trái, là một người chăn cừu vùng Diyarbekir(đông nam Turkey). Ảnh: Pascal Sebah
Hiện có khoảng trên 40 triệu người Kurd sinh sống trên một diện tích tương đương/lớn hơn Việt Nam (350.000-500.000 km2). Sau khi đế quốc Ottoman tan rã (sau đệ nhất Thế chiến), Kurd là một dân tộc không có quốc gia mà phân tán trên các nước trong vùng là Turkey, Iran, Syria và Iraq. Thỏa ước gọi là Sykes-Picot giữa Anh và Pháp khi chia nhau thuộc địa cũ của đế quốc Ottoman đã quên mất họ. Người đã quên rồi nhưng ta còn nhớ, năm 1925 người Kurd ở Iraq làm loạn và Anh quốc dùng máy bay ném hơi độc Yperite (tức là vũ khí hóa học) để dẹp họ, vào cùng thời điểm người Pháp ném bom Maroc hay Damascus (và làng Cổ Am, Hải Dương vài năm sau, 1930). (Lại chú thích thừa thãi: thỏa ước này địnhh chia cho chế độ Nga hoàng khu vực thành phố Istanbul để cho Nga có đường từ Hắc Hải thông ra biển địa Trung. Việc “ông Nga hoàng ở nước Nga, vì sao ông đến vườn hoa Nhĩ Kỳ” này không thành vì xảy ra Cách mạng tháng 10, nếu không ngày nay nước Nga đã có đội bóng đá Galatasaray và thêm một Nobel văn học là Orhan Pamuk).

Nhà nước Hồi giáo IS: "Từ con hoang thành kẻ thù”





Khởi nguồn hệ tư tưởng và quá trình hình thành “Nhà nước Hồi giáo” IS
Trong thời gian qua rất nhiều học giả quốc tế đã đưa ra nhận định: “Nhà nước Hồi giáo - IS là đứa con hoang của Mỹ, do Mỹ dung dưỡng và chống lưng, nhưng ít người biết được rằng cội nguồn của IS có xuất xứ chính từ Saudi Arabia, bằng một cuộc “hôn nhân” vụ lợi giữa quyền lực chính trị và tôn giáo.
Cam kết của nhà Saud - một bộ lạc nhỏ ở vùng sa mạc Nadj và nhánh Hồi giáo khá cực đoan là Wahhabi, trong đó nhà Saud sẽ mang danh lãnh đạo, còn giáo lý Hồi dòng Wahhabism sẽ là kim chỉ nam của vương quốc đã tồn tại ở vương quốc Saudi Arabia suốt từ đầu thế kỷ 19 đến nay.

Montag, 7. September 2015

NHÀ TIÊN TRI MOHAMMED (570-632) VÀ ĐẠO HỒI


1/ Đạo Hồi và ảnh hưởng.

Đạo Hồi (Islam) là một lối sống chứa đủ ba hình thái tôn giáo, chính trị và văn hóa, và ba hình thái này hòa lại với nhau, lẫn vào nhau. Đạo Hồi gồm nhiều giáo phái, mỗi thứ lại có thêm các niềm tin riêng khiến cho tôn giáo này thích hợp với các nhu cầu địa phương. Ngày nay có vào khoảng 450 triệu người thuộc mọi sắc dân sống trên mọi lục địa của trái đất là các tín đồ của nhà Tiên Tri Mohammed và các quốc gia Hồi Giáo trải dài từ Maroc ở phía tây tới Pakistan ở phía đông, và tại vùng Viễn Đông còn có hai nước theo Hồi Giáo là Mã Lai và Indonesia.


Sonntag, 6. September 2015

Hành trình dọc Trung Đông

Saudi - Trung Đông cấm cung

Saudi bây giờ đã khác với bán đảo Ả Rập ngày xưa. 1400 năm trước, nơi đây con người phá biên giới nối liền các bộ lạc, Saudi bây giờ đóng cửa biên giới không cho cả khách du lịch vào thăm.
1400 năm trước xứ này chỉ có cát với cát, Saudi bây giờ ngụp trong vũng dầu, nhiều tiền đến mức có thể xây một bức tường thành toàn bằng vàng cao 1 mét quanh quốc gia làm đường biên. 1400 năm trước ở Mecca, phụ nữ góa bụa vẫn lấy trai tân, lại còn chủ động đòi cưới; Saudi bây giờ bất kể phụ nữ nào cũng phải có đàn ông giám hộ.


Từ đa thần đến độc thần


Vào năm 570 sau Công nguyên ở miền Tây bán đảo Ả Rập (Saudi ngày nay), một cậu bé tên là Muhammad chào đời. Cậu không may mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được một ông bác nuôi nấng. Năm 25 tuổi, Muhammad và bà chủ giàu có của chàng phải lòng nhau. Bà chủ động cầu hôn. Họ nên duyên và sống hạnh phúc trong suốt 25 năm cho đến khi Khadija qua đời ở tuổi 65. Làm thử một phép tính nhẩm, bạn sẽ thấy Muhammad 25 xuân xanh cưới Khadija khi bà đã 40 tuổi, góa chồng với ba cô con gái từ cuộc hôn nhân trước1. 


Căn nguyên xung đột người Hồi giáo Sunni và Shiite

Nhà tiên tri Mohammed đã đem đến một đức tin mới cho người dân Mecca vào năm 610 khi ông sáng lập đạo Hồi. Đạo Hồi hình thành và phát triển thống nhất cho đến năm 632 sau Công nguyên. Khi đó, nhà tiên tri Mohammed qua đời mà chưa kịp định người kế vị, khiến các tín đồ Hồi giáo tranh cãi nhau kịch liệt. Ai sẽ trở thành người kế vị nhà tiên tri Mohammed? Một cá nhân có đủ phẩm chất và tài năng hay một người cùng huyết thống với Nhà tiên tri Mohammed?
Bức họa về cuộc chiến Karbala.