Freitag, 23. Dezember 2016

Gió lửa - Nam Giao


Lời ngỏ

Quốc gia nào cũng có Lịch Sử. Ghi lại biến cố, ngày tháng, là loại biên niên thuộc dòng chính sử. Chính sử chẳng phải lúc nào cũng được ghi nhận khách quan. Những biến cố thường được tô vẽ theo những quan điểm thế quyền đương đại một khi có lợi, và ngược lại, bị lờ đi một khi bất lợi.

Ngoài dòng chính sử, còn có phần lịch sử hình thành qua trí tưởng tượng, óc phán đoán, và cao hơn là sự cảm nhận từ quá khứ những vấn đề của con người và xã hội hiện vẫn tồn tại. Ở đây, biến cố lịch sử trở thành đối tượng đem soi dưới lăng kính chủ quan, nhào nặn lại để rồi, qua ngòi bút người viết, thành tiểu thuyết dã sử. Hiểu như vậy, không ai phủ nhận được phần trách nhiệm của những tiểu thuyết dã sử. Soi rọi vào những vấn đề nhân quần xã hội và thân phận con người trong quá khứ là một cách đi tìm sự sống tàng ẩn trong lịch sử. Lịch sử đó là lịch sử sống. Nó tạo được khả năng nhìn vào tương lai dưới một góc độ nào đó. Chỉ kể ra những biến động và sự cố, loại chính sử biên niên đơn thuần ghi lại lịch sử chết. Nó thường bịt ít nhất là một trong hai con mắt ta lại. Thậm chí, như Tocqueville có nói, nó là một phòng triển lãm tranh phần lớn sao chép vì rất hiếm tranh nguyên bản.

Mittwoch, 21. Dezember 2016

Vương triều Mạc


-Bắc xâm và Nam tiến

Sonntag, 18. Dezember 2016

Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm là nhà văn hoá lớn bậc nhất của thế kỷ 18, thế kỷ của những rung chuyển xã hội và lịch sử, thế kỷ tạo ra những con người khổng lồ của lịch sử văn hoá. Ông là nhà chính trị, nhà văn hoá... đã có những đóng góp lớn lao trong một thời điểm bi thương và hào hùng của lịch sử...” 
Những dòng chữ trên đây trích trong Lời Nói Đầu của Mai Quốc Liên trong bộ sách bốn cuốn tương đối công phu và vĩ đại có nhan đề Ngô Thì Nhậm tác phẩm do Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học - nxb Văn Học ấn hành tại Việt Nam năm 2001. 
Ngô Thì Nhậm – mà miền Nam chúng ta thường quen gọi là Ngô Thời Nhiệm vì kiêng tên vua Tự Đức (Hồng Nhậm) - không phải chỉ là một nhà văn hóa. Ông được đánh giá dưới nhiều phương diện khác nhau, một nhà nho uyên bác, một nhà chính trị tài ba và một nhà ngoại giao lỗi lạc. Ngoài ra ông còn được coi như một trong những cư sĩ đóng góp nhiều cho Thiền học phái Trúc Lâm. 
Viết về ông xuất hiện đầy rẫy trong văn chương cũng như biên khảo. Khi ca tụng vua Quang Trung, người ta dường như không thể tách rời sự thành công quân sự của ông với nhãn quan chính trị của người văn thần họ Ngô và những thắng lợi về ngoại giao mà người bầy tôi này đóng góp. Ở trong nước, người nào dám đụng chạm hay nghi ngờ ông là đã phạm vào một điều cấm kỵ, một thứ phạm húy và có thể bị suy diễn thành những tội tày trời. 
Trong bài này, chúng tôi xin xác định trước. Chúng tôi không đề cập đến con người tôn giáo, cũng không bình luận văn chương và sở học tế thế kinh bang của ông mà chỉ đánh giá lại một số vấn đề liên quan trực tiếp đến tư cách chính trị của Ngô Thì Nhậm.