Donnerstag, 5. Juni 2014

Trường hợp Lý Chánh Trung


Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi. Ảnh: internet
Lý Chánh Trung, Tố Hữu, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Thi. Ảnh: internet
Trong một bài biên khảo  nhan đề: 20 năm giới trí thức miền Nam, tôi đã có dịp đề cập đến trường hợp Lý Chánh Trung.. như một biểu tượng của trí thức thiên tả miền Nam trước 1975. Nhưng nay ông vào tuổi xế chiều mà thời gian còn lại cho ông không còn bao nhiêu nữa. Vinh danh và quyền lực của đảng cộng sản dành cho ông như chức tước cũng đã đến lúc trắng tay.

Diện mạo văn hóa, văn học miền Nam trong những tình thế cực đoan lại là nơi hội tụ của bốn dòng chảy văn hóa-văn học

Những năm 1954, đối với nhiều người-cả miền Bắc lẫn miền Nam- chắc hẳn là một hồi ức khó quên.
Miền Nam lúc bấy giờ đã rộng tay mở một sinh lộ cho những thân phận tối tăm nhờ đó có cơ may tìm lại được cuộc sống con người.

Những người di cư năm 1954 đa phần đều là dân quê ít học nên xa lạ với những vấn đề chính trị, vấn đề ý thức hệ hay chủ nghĩa. Vậy mà họ là nhân tố chính của cuộc di cư này. Sự thành tựu của cuộc di cư chẳng những về mặt chính trị, xã hội an sinh, kinh tế như một phép lạ Hy Lạp mà còn phải nhờ vào lòng quyết tâm của đôi chân họ. Sự quyết tâm ấy thể hiện nơi một thanh niên mệt mỏi kiệt sức sau chuyến vượt thoát nằm ngủ mê man, nhưng tay vẫn nắm chặt cây Thánh giá đặt trên ngực. Và một bức ảnh gây ấn tượng nhất trong cuộc di cư: đó là hình ảnh một người tàn tật bước lên tầu bằng hai tay với lời ghi chú: Để có tự do thì dù đi bằng tay vào Nam vẫn cứ đi