Freitag, 1. August 2014

Cuộc di cư của chữ nghĩa

Năm 1954, người ta nói đến cuộc di cư người, thật ra còn có cuộc di cư chữ nghĩa nữa. Người đi, chữ cũng đi theo. Chữ nghĩa miền Bắc cũng lềnh kềnh, lếch thếch nối đuôi nhau lên tầu há mồm. Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất. Chẳng ai còn tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam, chở đi rồi, bao nhiêu chữ đã rơi rụng, vung vãi dọc đường. Bao nhiêu chữ đã sống còn sau khi đã hội nhập với chữ bản địa.
Phải đợi đến sau ngày 30 tháng tư 1975, người ta mới có thể biết được sự còn mất này một phần nhờ so sánh chữ nghĩa giữa hai miền. Hình như cũng ít ai để ý đến cái mất, cái còn của chữ nghĩa, vì có quá nhiều cái mất cái được được lớn hơn. Cái mất lớn hơn đó để người khác lo, người viết lạm bàn về số phận chữ nghĩa người di cư sau 1954 và nếu có dịp về chữ nghĩa của người di tản.

ĐỆ NHỨT CỘNG HÒA của Miền Nam (1955-1963)

                                                                                         Huỳnh Văn Lang

(Bài nói chuyện ở Hội Tác giả VN Hải ngoại, ngày 08-11-2009)
Nội dung của bài nói chuyện hôm nay là những sự kiện hay những biến cố quan trọng nhứt đã đưa đến sự hình thành ra Đệ nhứt Công hòa của miền Nam VN (1956-1963), mà cái ID của nó là Hiến Pháp năm 1956, cũng là phần kết của bài nầy.

Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Đại Năm 1955


Đôi Lời Giới Thiệu
Vào năm 1953 khi mới 11 tuổi và còn là cậu học sinh Lớp Nhất (năm cuối cùng của tiểu học) tôi được hân hạnh lên Tòa Thị Chính Thành Phố Hải Phòng để nhận chiếc bánh Trung Thu do Đức Quốc Trưởng (Head of State) Bảo Đại trao cho học sinh trong dịp lễ quan trọng của thiếu nhi.
Kể từ năm 1949 khi Pháp chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam và chỉ giữ lại Bộ Quốc Phòng và Bộ Tài Chánh thì ngọn cờ quốc gia (cờ vàng ba sọc đỏ) được giương lên khắp nông thôn tới thị thành – những nơi do chính quyền quốc gia kiểm soát. Các đồn bót của Quân Đội Quốc Gia, cảnh sát, các tòa thị chính, các trường học, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ ngạo nghễ tung bay. Ngọn cờ tam tài (cờ Pháp) chỉ còn treo ở Cao Ủy Phủ và các doanh trại của Quân Đội Liên Hiệp Pháp. Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (sau này Ô. Diệm đổi thành Trường Võ Bị Quốc Gia), Trường Hành Chánh Quốc Gia (sau này Ô. Diệm đổi thành Học Viện QGHC) được Quốc Trưởng Bảo Đại thiết lập theo kiểu mẫu của Trường Võ Bị Saint-Cyr và Trường ENA. Hình Đức Quốc Trưởng Bảo Đại vừa mặc Âu phục vừa mặc quốc phục được trang trọng in trên các tờ giấy bạc, tem thư v.v… và là biểu tượng của chính thể quốc gia, chống lại cộng sản. Thế nhưng Pháp bất ngờ thất trận Điện Biên Phủ và không còn khả năng ngăn chặn làn sóng Đỏ tràn xuống Đông Nam Á và người Mỹ nhảy vào thế chân người Pháp để tránh thảm họa xụp đổ của Vùng Đông Nam Á như quân bài Domino. Do sự giới thiệu của Hồng Y Spellman và do áp lực của Ngoại Trưởng Foster Dulles, Vua Bảo Đại phải chấp nhận đề cử Ô. Ngô Đình Diệm giữ chức vụ thủ tướng thay Hoàng Thân Bửu Lộc để người Mỹ bày thế trận chống cộng mới cho Đông Nam Á. Và gia đình tôi di cư vào Nam.


Mittwoch, 30. Juli 2014

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG - CAO THẾ DUNG LƯƠNG KHẢI MINH - PHẦN CUỐI

CHƯƠNG X
TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG
Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt
Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay.
Lễ các Thánh (1-11) là một trong những lễ quan trọng của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo. Đối với Tổng Thống Diệm, ngày lễ này mang nhiều ý nghĩa và khi còn sinh thời, bao giờ ông cũng sửa soạn từ mấy ngày trước như xưng tội, cầm lòng… và làm một vài việc có ý nghĩa nhất để gọi làm bó hoa thiêng liêng dâng lên Thượng Đế.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG - CAO THẾ DUNG LƯƠNG KHẢI MINH - PHẦN 6


TỪ CHIẾN DỊCH TỰ THIÊU đến KẾ HOẠCH NƯỚC LŨ
Qua tháng 8, tự thiêu được trở thành một chiến dịch. Nhà cầm quyền đành bó tay trước chiến dịch này .
Tổng Nha Cảnh Sát cũng như cơ quan tình báo Phủ Tổng Thống nhận được báo cáo đầy đủ về chiến dịch tự thiêu. Thượng Tọa Trí Quang được coi là tác giả của chiến thuật tuyệt diệu này. Mỗi địa phương (miền Trung) theo sự sắp xếp và bố trí đã có sẵn một số ứng viên tự thiêu cùng với kỹ thuật làm thế nào gây được xúc động trong quần chúng và tạo được sự hoang mang trong Quân Đội nhất là giới quân nhân Phật tử thuần thành. Hầu hết các ứng viên tự thiêu đều dưới 25 tuổi và thời gian vào chùa đi tu không quá 5 năm.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG - CAO THẾ DUNG LƯƠNG KHẢI MINH - PHẦN 5

CUỘC HÒA GIẢI ÂM THẦM
Cuộc đấu tranh của Phật Giáo đã biến chuyển mau lẹ. Đầu tháng 6 riêng tại Huế và miền Trung phong trào đấu tranh đã lan rộng đến các Tỉnh, Quận, Xã. Thành phần sinh viên học sinh cũng bắt đầu nhảy vào cuộc, chính quyền Sài Gòn vẫn lạc quan, tin là có thể giải quyết êm đẹp.
Nhưng cái đinh của biến cố vẫn là Huế và chùa Từ Đàm trở thành Tổng Hành Dinh của cuộc tranh đấu.
Điều rõ rệt là các Thượng Tọa miền Trung muốn nói chuyện trực tiếp với chính quyền. Khi thấy chính quyền từ 8-5 đến 30-6 chỉ tìm cách điều đình với các nhà lãnh đạo Phật Giáo Miền Nam thì các Thượng Tọa chùa Từ Đàm bắt đầu lo lắng.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG - CAO THẾ DUNG LƯƠNG KHẢI MINH - PHẦN 4

TẬP II  CHƯƠNG VIII

PHẬT GIÁO  TỔNG THỐNG DIỆM
Nếu không có vụ tranh đấu 1963 và nói một cách chung thì Phật giáo chưa có xích mích nào đáng kể đối với chính quyền Ngô Đình Diệm. (Ngoại trừ những xích mích có tính cách địa phương xảy ra tại Bình Định vào những năm 1960-1961). Trước năm 1963 Phật Giáo Việt Nam chỉ là một tập thể bao gồm những cục bộ riêng rẽ. Mà những cục bộ này cũng không được tổ chức chu đáo (vì bản chất của Phật Giáo là phi tổ chức). Tuy vậy Phật Giáo Việt Nam cũng bị ảnh hưởng sâu xa bởi sắc thái địa phương bối cảnh địa dư và nhân sự.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG - CAO THẾ DUNG LƯƠNG KHẢI MINH - PHẦN 3

ẢNH HƯỞNG CỦA BÀ NHU ĐỐI VỚI ĐỨC CHA THỤC
Ảnh hưởng của bà Nhu đối với Đức Cha Ngô Đình Thục như thế nào? Ảnh hưởng ấy người ta chỉ có thể cảm thấy một cách bàng bạc. Mỗi khi về ở trong Dinh, Đức Cha Thục đều dùng cơm chung với gia đình ông Nhu. Trong những bữa cơm thân mật gia đình đó, anh em tỏ ra tương đắc từ chuyện hàn huyên đến việc quốc gia đại sự. Bà Nhu không những đóng trọn vai trò của một người em dâu mà luôn luôn tỏ ra một con chiên hết sức kính cẩn, vâng phục một vị Giám mục. Bà theo đạo chồng (gọi nôm na là Đạo theo) nhưng từ ngày vào ở trong Dinh bà tỏ ra một tín đồ ngoan đạo. Mặc dầu đã mấy lần bà Nhu công khai phê bình một số Linh Mục với lời lẽ phạm thượng sỗ sàng nhưng với ông anh chồng Đức Cha thì lại khác , Đức Cha Thục thường khen ngợi bà Nhu trước mặt nhiều người “Bà Cố Vấn tốt đạo lắm, siêng năng xưng tội rước lễ lắm” - chỉ một lời khen đó ta cũng thấy Đức Cha tin tưởng người em dâu như thế nào.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG - CAO THẾ DUNG LƯƠNG KHẢI MINH - PHẦN 2

CHƯƠNG IV
TỔNG THỐNG DIỆM VÀ CÔNG GIÁO
Chúng tôi đơn cử một thí dụ về “mặc cảm Công Giáo” đối với TT Diệm. Vào lần cải tổ Chính Phủ năm 1961, ông Nhu được ủy thác tìm một nhân vật giữ chức vụ Bổ Trưởng Tư Pháp.
Ông cho mời BS Tuyến bàn luận và ngỏ ý:
- Tôi muốn mời một Luật Sư.
Description: http://baovecovang.wordpress.com/wp-includes/js/tinymce/plugins/wordpress/img/trans.gif?m=1207340914g
Suy nghĩ một lát, ông nói:
- Giới Thẩm Phán thì có chuyên môn nhưng “Sans caractère politique”. Bác Sĩ Tuyến đáp: Trong hoàn cảnh này, ông Cố Vấn nên chọn người trong giới Thẩm Phán.
Ông Nhu băn khoăn: khó lắm. Ông Sĩ đó cũng là Thẩm Phán. C’est comme çà! BS Tuyến trình bày: Giới Thẩm Phán có nhiều người rất khá.
Ông Nhu hỏi:
- Ai đây? Liệu có làm gì được không hay cũng chỉ như ganger quelque chose!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG - CAO THẾ DUNG LƯƠNG KHẢI MINH - PHẦN 1

TẬP I   
CHƯƠNG I
 ĐỊNH MỆNH ĐÃ AN BÀI
Sáng sớm ngày 2-11-1963, sau một đêm dài nhất, một đêm không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây, với nhiều đám khói tại trung tâm Thủ Đô còn bốc lên nghi ngút, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chánh đã hạ được Dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ họ Ngô Đình Diệm nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát khỏi Dinh Gia Long.
Description: http://baovecovang.wordpress.com/wp-includes/js/tinymce/plugins/wordpress/img/trans.gif?m=1207340914g
Khoảng 10 giờ cùng ngày, đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử”! Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết, và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Cố Tổng Thống Diệm là một người ngoan đạo, mà đạo Thiên Chúa cấm tự sát. Phe đảo chánh không cho biết thêm tin tức nào về cái chết, trong khi báo chí thì không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết.

Cuộc di cư của địa phận Bùi Chu tháng 10/1954 và Người Công giáo di cư





Tháng 10 năm 1954Sau sự sụp đổ của trại kiên cố Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva được ký kết, chia sẻ Việt Nam thành hai quốc gia ở hai bên vĩ tuyến 17, trong vòng 300 ngày kể từ ngày được cấp để cho phép Pháp lực lượng Việt Nam di tản khỏi khu vực phía bắc trước khi chương trình đã được giới thiệu Việt Minh và để mọi người tự do đi về phía nam.

Trại Định Cư Bình Giã

Là một tỉnh trong số 44 tỉnh của miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, Đông giáp Bình Tuy, Bắc giáp Long Khánh và Biên Hoà, Tây giáp Gia Định, Nam và Đông Nam giáp Biển Nam Hải. Bờ biển dài 45 km chạy dài từ ranh giới Thị xã Vủng Tàu đến ranh giới Tỉnh Bình Tuy. Địa thế bằng phẳng, trung bình ở độ cao từ 50 m đến 120 m so với mặt biển. Dọc theo Quốc lộ 15 có dải núi Ông Trịnh và núi Thị Vải nối tiếp chạy dài từ tỉnh lỵ và lài ra đến xã Phú Mỹ. Phía Nam cạnh bờ biển dọc theo tỉnh lộ 44 có dải núi Long Hải và cạnh bên phải Liên tỉnh lộ 2 có Núi Đất. Trung bình đỉnh cao nhất của các dải núi này có cao độ từ 500 đến 550 m so với mặt biển.
Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ban hành Nghị định số 420-BNV/HC DP/26, do Tổng Trưởng Nội Vụ Lê Công Chất ký, sát nhập Trường Sa và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, Tỉnh Phước-Tuy.

Hội Chứng 30/04, Hay Hội Chứng Nguyễn Văn Huy

Lại vào những ngày cờ xí ngợp trời, khí thế chiến thắng hừng hực, nhạc chiến đấu giải phóng miền nam được phát lên theo từng cuộc gọi trên những chiếc điện thoại di động được cài đặt miễn phí hoặc giá khuyến mãi cho “cuộc vui” dân tộc.
Các nhóm thân hữu được hưởng hương hoa của cuộc chiến thắng – cựu chiến binh, những người cùng thế hệ, cùng khoá học…ở các tỉnh miền nam, trừ thành phần “nguỵ quân, nguỵ quyền”, lại rủ rê nhau gặp mặt, để kỷ niệm hoặc ăn mừng thắng lợi/ còn sống sót/ đã trưởng thành.
Trên các trang mạng và một vài tờ báo trong nước, người ta lại sử dụng cụm từ “hoà hợp hoà giải” để cố gắng cho một xúc cảm tập thể hoặc để chứng tỏ còn nhớ món nợ lịch sử và và biết suy tư thời cuộc, quan tâm đến đại mệnh dân tộc sau cuộc tang thương.

Hội chứng 30 tháng 4 - Phân tâm một cuộc thất bại (Nguyễn Văn Huy)

“...Hội chứng 30 tháng 4 đã để lại nhiều di sản không bình thường trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhiều người cố tình biểu lộ tinh thần chống cộng cực đoan để che giấu sự sợ hãi chế độ cộng sản trong lòng...”

Ba mươi tháng Tư năm 2012 (30/4/2012). Đây là lần thứ 37 cộng đồng người Việt hải ngoại miền Nam tổ chức kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay cộng sản. Năm tới sẽ là lần thứ 38, năm sau đó sẽ là lần thứ 39... Tuổi đời của kỷ niệm đau buồn này sẽ còn chồng chất theo những tháng năm kế tiếp.

Kỷ niệm đến bao giờ ? Đó là một dấu hỏi lớn, một cấm kỵ không ai dám tiên đoán và cũng không ai dám đặt ra.

TÌM HIỂU PHONG TRÀO TRANH ĐẤU F.U.L.R.O. (1958 – 1969)

Nguyễn-trắc-Dĩ

Vào năm 1957 người ta đã nghe nói rất nhiều đến Phong trào tranh-đấu của đồng-bào Thượng. Tùy theo sự hiểu biết của từng người, cuộc tranh-đấu đó được mô tả khác nhau.

Có người cho rằng Phong-trào tranh-đấu của đồng-bào Thượng do Cộng-sản, Thực-dân giật giây, có người nhìn với con mắt cảm tình và ủng-hộ vì Phong-trào chống Chánh-Phủ Ngô-Đình-Diệm, nhưng rất ít người hiểu biết tường tận về mục-đích và quá trình tranh-đấu của Phong-trào này.

Sau Cách-Mạng, vào tháng 01-1964, một cuộc bạo-động đẫm máu xẩy ra tại Buprang, Sarpa do môt số Dân-sự chiến-đấu Thượng gây ra cùng sự thành hình của Phong-trào Fulro đã khiến dư-luân trong, ngoài nước xôn xao và cũng từ đó vấn-đề được giới hữu-trảch nghiên-cứu tỷ-mỷ và tìm cách giải quyết tận gốc rễ.

Vấn-đề được sáng tỏ. Phong-trào tranh-đấu của đồng bào Thượng năm 1958 cũng như vào năm 1964 không pnải là sản-phẩm của Thực-dân hay Cộng-sản mà chỉ là một tổ-chức của đồng-bào Thượng tranh đấu để bảo-vệ Phong-tục, tín-ngưỡng cổ-truyền của đồng-bào Thượng, cho sự tiến-bộ của người Thiểu-số và cũng để tranh-đấu cho sự đoàn-kết, bình-đẳng giữa sắc-tộc nhiều người và các sắc-tộc ít người.

Nhìn lại phong trào BAJARAKA

Nhằm bổ sung thêm thông tin lịch sử cho tiêu đề đang gây chú ý trên trang Diễn đàn của Ban Việt Ngữ đài BBC, chuyên gia dân tộc học Nguyễn Văn Huy từ Paris đã gửi bài ghi lại các nghiên cứu của bản thân quanh vấn đề này, bắt đầu từ giai đoạn mâu thuẫn sắc tộc giữa người Thượng và người Kinh sau trận Điện Biên Phủ:
Người Thượng ở cao nguyên
Con đường người Thượng đã đi qua đầy chông gai
Hiệp định Genève 1954 mở đầu một giai đoạn hợp tác mới giữa người Thượng và người Kinh trên cao nguyên, nhưng sự hợp tác này đã diễn ra không tốt đẹp như mong muốn, người Kinh chưa quen sinh hoạt bình đẳng với người Thượng và ngược lại.
Bất hạnh lớn của người Thượng trong giai đoạn 1954-1975 là nơi sinh trú của họ có một tầm quan trọng chiến lược trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai, bất cứ phe tranh chấp nào cũng đều muốn làm chủ địa bàn chiến lược này và lôi kéo cộng đồng người Thượng theo họ chống lại phe kia.
Tùy theo những lượng định thời cuộc khác nhau, cộng đồng người Thượng đã có những phản ứng khác nhau để rồi dẫn đến cùng một hậu quả: người Thượng không có tiếng nói trên chính quê hương của họ.


Việt Nam sẽ đi về đâu với kinh tế Trọng Thương, tư bản nhà nước và xã hội thị Trường

Việt Nam sẽ đi về đâu? Đó là câu hỏi chung của những người ưu tư thời cuộc khi đất nước đang đối diện với đủ loại thách thức nghiêm trọng và những thành tựu đầy ấn tượng của Đổi Mới không còn nữa. Kinh tế Trọng Thương, tư bản thân tộc và xã hội thị trường là ba đặc thù quen thuộc trong định hướng XHCN làm cho con đường đưa tới thịnh vượng thêm xa, nhưng sẽ tác động đến nhiều chuyển biến mới lạ khó lường cho tương lai bất hạnh của đất nước.
Kinh tế Trọng Thương
"Phi thương bất phú" là một câu nói của người Á Đông mà không hề gây tranh cải. Trong kinh tế học của phương Tây cũng có lý thuyết Trọng Thương của Thomas Mun với lập luận tương tự: „thương mại đem lại thịnh vượng cho đất nước“. Cụ thể là chính quyền phải đẩy mạnh xuất khẩu để thu nhập vàng bạc càng nhiều càng tốt và không coi trọng việc nhập khẩu thương phẩm phục vụ giới tiêu thụ.

Tại sao phải viết lại lịch sử FULRO ?

 Vấn đề mâu thuẫn sắc tộc tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn nằm trong chương mục “nhạy cảm chính trị” – ít người dám nói và cũng ít người dám tìm hiểu kỹ ; nên điều đó tạo ra nhận thức mơ hồ về vai trò của các sắc tộc thiểu số trong cùng đất nước. Bài viết dưới đây là diễn văn của PGS.TS Po Dharma nhân dịp công bố ấn phẩm “Từ FLM đến FULRO : cuộc đấu tranh của dân tộc thiểu số miền Nam Đông Dương 1955 – 1975” (Du FLM au FULRO : une lutte des minorités du sud indochinois, 1955 – 1975) vào ngày 19.4.2008, tại hội trường Nhật báo Viễn Đông – Westminster (tiểu bang California, Mỹ). Trên tư cách cựu sĩ quan cấp cao của FULRO, ông Po Dharma trình bày những am tường về phong trào chính trị – quân sự này, đồng thời nêu quan điểm về cách đặt vị trí của FULRO trong lịch sử. Phải thừa nhận, đây là phong trào sắc tộc thiểu số có biên độ rộng nhất về không gian cũng như thời gian, nhưng không nhiều người từng đặt câu hỏi về căn nguyên, sức ảnh hưởng và hệ quả mà nó mang lại. Phần nhiều sự biết và sự hiểu về thời kỳ đấu tranh của FULRO đều qua lăng kính của báo giới trong nước – những tổ chức truyền thông đã dệt nên hình ảnh FULRO chỉ là “tập đoàn tội phạm”, “bọn phản động lưu vong chống phá chính quyền nhân dân, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước”.

Dienstag, 29. Juli 2014

Cộng đồng người Thượng trên cao nguyên miền Trung

Sự hình thành cộng đồng người Thượng trên cao nguyên miền Trung
LTS: Tìm hiểu lịch sử những cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là một bổ túc cần thiết cho mọi dự án xây dựng Việt Nam tương lai. Lần này Nguyễn Văn Huy, qua bốn bài viết, tóm lược sự hình thành cộng đồng người Thượng trên cao nguyên miền Trung, những phong trào phản kháng của người Thượng trong thời Pháp thuộc và dưới các chế độ chính trị của Việt Nam, để hiểu và nâng đỡ những đồng bào đang chia sẻ mảnh đất Việt Nam chung.

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TÂY NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1954

Lâu nay nói đến lịch sử Tây Nguyên, chúng ta thường chỉ gặp những bài viết của các nhà khoa học người Kinh, cũng chưa hề có một sử liệu nào được coi là nguồn gốc chính mà hầu như chỉ là các phỏng đoán. Qua sự tìm kiếm của một ” nhà sử học Êđê tương lai”, tôi gửi đến các bạn bài viết của Yă Bloh một tác giả người dân tộc Tây Nguyên cư trú ở nước ngoài. Có lẽ đây là tư liệu đầu tiên do chính người thiểu số TN viết về mình. Cũng chỉ là tài liệu để tham khảo cho ” rộng đường dư luận” , bởi mỗi người một quan điểm, một cách nhìn. Cám ơn bạn Y. S đã gửi đến.
Lãnh thổ miền trung Việt Nam, bao gồm cả vùng đồng bằng duyên hải và cao nguyên, chạy dài từ Quảng Bình đến địa phận Biên Hòa. Vùng đất này trước kia thuộc vương quốc Champa, được hình thành vào cuối thế kỷ thứ 2, mang nhiều ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ.

Hoàng Lê nhất thống chí (Phần 3)

Hồi 11
Tây Sơn lại kéo vào thành chiếm giữ đất nước
Chiêu thống ba phen tính chước khôi phục kinh đô
 
Lại nói, vua Lê thân hành tới xem diễu võ ở núi Vạn Kiếp. Nhà vua ngự ở đền Trần Hưng Đạo, gọi Châu đến và hỏi:
- Có được mấy trăm quân?
Châu đáp:
- Trừ số người mới theo về, thủ hạ tinh luyện của thần chỉ có trăm người mà thôi!
Vua nói:
- Tiếc rằng ít quá!
Châu đáp:
- Quân cần tinh nhuệ không cần nhiều. Có trăm quân cảm tử, cũng đã đủ để hoành hành trong thiên hạ. Thần đã từng thử, quân giặc có lúc kéo tới đầy cả đồng, thần chỉ sai vài chục người xông đến trước trận, múa dao chém bừa, không lần nào giặc không tan vỡ.

Hoàng Lê nhất thống chí (Phần 2)

Hồi thứ bảy

Phò Lê đế, đạo Vũ thành lại ra quân
Đốt Trịnh cung, chúa án đô phải bỏ nước.

 
Lại nói, Thạc quận công (Hoàng Phùng Cơ) sau khi thua trận ở cửa Thuý ái, liền chạy về vùng Hưng Hoá, nương nhờ ở nhà một phiên mục là Đinh Công Hồ. Kịp khi nghe tin quân Tây Sơn đã rút về Nam, quận Thạc bèn tới trấn Sơn Tây, thu nhặt binh lính để về bảo vệ kinh thành. Khi ấy hoàng thượng vẫn thường cho người qua lại chỗ quận Thạc, vua tôi rất là ăn ý với nhau.
Đến lúc này được tin quận Thạc đã tới, nhà vua liền sai ông ta đem quân vào đóng ở cửa ô Trường Bắn để bảo vệ hoàng thành. Lúc vào thành, quận Thạc đến lạy chào nhà vua, rồi sau mới ra chào án đô vương.

Hoàng Lê nhất thống chí (Phần 1)


Hồi thứ nhất
Đặng Tuyên Phi được yêu dấu, đứng đầu hậu cung
Vương Thế Tử bị truất ngôi, ra ở nhà kín.
Triều Lê Trang tông Dụ hoàng đế (Tức Lê Trang Tông, tên là Duy Ninh (1533-1548). Các chú thích từ đây trở đi đều của người dịch) trung hưng cơ nghiệp ở sông Tất Mã (Tức sông Mã ở Thanh Hoá). Bấy giờ Thế tổ Minh khang thái vương Trịnh Kiểm làm phụ chính, giúp vua dẹp yên được đảng họ Mạc và trở lại kinh đô cũ. Rồi từ đó, họ Trịnh đời đời kế tiếp tước vương, nắm giữ hết quyền bính trong tay, hoàng gia mỗi ngày một suy yếu dần.
Truyền đến đời Hiển tông Vĩnh hoàng đế, niên hiệu Cảnh hưng (1740-1786), thì Thánh tổ Thịnh vương (Tức Trịnh Sâm, mới lên ngôi chúa) chuyên quyền cậy thế, làm oai làm phúc; vua Lê chỉ còn biết chắp tay rủ áo mà thôi.

Về những cái của các vị Vua của Việt Nam !


Về các vua

Sonntag, 27. Juli 2014

LƯỢC SỬ TRƯỜNG BỘ BINH

  
Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954 chia đôi Việt Nam. Miền Nam do chính phủ Quốc Gia quản lý, dần dần trở thành một Quốc Gia riêng biệt với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1956. Quân Đội Quốc Gia Việt Nam cũng cải danh thành Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. 
Trường Bộ Binh là danh xưng sau cùng của Trường Sĩ Quan Thủ Đức thành lập ngày 9-10-1951 để đào tạo Sĩ Quan Trung Đội Trưởng thuộc ngạch Trừ Bị cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Lúc đầu Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đặt dưới quyền chỉ huy của các Sĩ Quan Pháp. Vài năm sau mới chuyển giao cho Việt Nam. Vị Sĩ Quan Việt Nam đầu tiên làm Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh là Đại Tá Phạm Văn Cảm. 

I. TIỂU SỬ TRƯỜNG BỘ BINH: 
Tiền thân của Trường Bộ Binh bắt đầu từ TRƯỜNG SĨ QUAN THỦ ĐỨC và TRƯỜNG SĨ QUAN NAM ĐỊNH. 
Tháng 10-1951. Một cuộc chiến tranh do Việt Minh chủ trương mỗi ngày càng gia tăng cường độ. Để đáp ứng nhu cầu sĩ quan chỉ huy cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đang trên đà bành trướng, Trường Sĩ Quan Thủ Đức được thành lập song song với Trường Sĩ Quan Nam Định tại Bắc phần. 
Một năm sau, Trường Sĩ Quan Nam Định tại Bắc phần huấn luyện xong Khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị, được sáp nhập vào Trường Sĩ Quan Thủ Đức để trở thành quân trường duy nhất đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam.