Samstag, 19. Dezember 2015

Tổ chức Kháng cộng Phục quốc nổi bật ở quốc nội ngay sau khi miền Nam thất thủ tháng 4/ 1975

1- Lực Lượng Nhân Dân Vũ Trang Phục Quốc Việt Nam


Hình thành ngay sau tháng 5 / 1975 bởi Linh Mục Trần Học Hiệu và Thiếu Tá Biệt Động Quân (QLVNCH) Nguyễn Bá Đề.

Cha Joan Baptist Trần Học Hiệu vốn là Cha Tuyên Úy Công Giáo, vị chủ chăn giáo xứ Tân Dân, gần Liên Khu Thương Phế Binh Bảy Hiền Saigon. [Năm 1972, Đức Tổng Giám Mục Saigon Phaolô Nguyễn Văn Bình cử Cha Trần Học Hiệu về coi sóc đoàn chiên “Liên Khu Thương Phế binh Bảy Hiền”].



Montag, 23. November 2015

Từ Cậu Con Cầu Tự Đến Nghị Quyết 36 Kiểu


– Mừng là lần này không phải thăm anh trong phòng hồi sinh của bịnh viện Sharp Chula Vista. Mới 15 ngày mà anh đã hồng hào, hồi phục nhanh chóng. Mong anh mau khoẻ để làm những gì người không chấp nhận cộng sản cần làm.
– Tôi đã khoẻ nhiều, ăn được chút chút, thấy ngon, tỉnh táo, vẫn nhớ là trước khi nhập viện lần thứ hai, chúng ta đang dở câu chuyện. Rồi mấy tháng nay nằm một chỗ, báo không được đọc thường xuyên, TV lúc có lúc không. Vừa từ phòng hồi sinh ra phòng thường, vào nhà cầu, tình cờ nhặt được nửa tờ báo tiếng Việt loan tin ngài nguyên chủ tịch ban hành pháp trung ương đã đáp cánh an toàn xuống Sài Gòn (mà chắc ngài gọi là thành phố Hồ Chí Minh), được chủ tịch thành phố họ Lê gì đó mời dùng cơm, mời đánh gôn, được ông chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc vô vàn kính mến Phạm Thế Duyệt tiếp đón niềm nở đến độ ngài nguyên thủ tướng nức nở tuyên bố nào là sứ giả của hòa giải hòa hợp dân tộc, nào là sẵn sàng khi tổ quốc cần,… y trang một cán bộ Mặt Trận Tổ Quốc, đúng hơn một cán bộ của Cục Hải Ngoại. Lang bang suy nghĩ là sao ngài Nguyễn Cao Kỳ thuộc bài đến thế. Rồi lại nhặt được tờ khác, chắc của một đồng hương bỏ lại. Ngay trang đầu, có bài của một cựu sĩ quan không quân tuyên bố không nhận ngài là đàn anh và đặt câu hỏi: Không hiểu ở tuổi sờ thấy nóc tủ rồi, được cái giải rút gì mà thay đổi lập trường 180 độ như thế? Phải chăng là được hứa hẹn sẽ cho một người Trung Hoa, bạn của tân phu nhân Niclole Kim, mở một sòng bài ở Phú Quốc. Ông cựu sĩ quan lại viết thêm là cùng về có anh bạn Trung Hoa này và giấy phép đã để trên bàn giấy của thủ tướng Phan Văn Khải.

Biến cố Ban mê Thuột: 10/3/1975

TRỐN…
Nguyễn Ngọc Vỵ
Lời giới Thiệu: Tác giả là cựu Phó Tỉnh trưởng Hành Chánh tỉnh Darlac vào thời gian cộng sản tấn công Ban Mê Thuột tháng 3 năm 1975. Ông là người làng Bác Trạch, Kiến Xương, Thái Bình. Cha Ông bị đấu tố, sau chết trong tù năm 1955. Năm sau, mẹ chết vì buồn khổ và bệnh, nhưng mãi 25 năm sau ông mới biết. Ông cho biết nội dung bài viết hoàn toàn thực 100% : “Không phải là nhà văn, càng không phải là sử gia, tôi không coi đây là một tài liệu quan trọng hay có tính cách văn chương. Thực tế chỉ là một bài viết ghi lại những gì tôi thực sự biết, nghe, chứng kiến hay đã gánh chịu. Tôi muốn viết để sau này cho con cháu biết chuyện”.
Sau 35 năm ra khỏi nước, giờ đây, ngồi trên đất Hoa Kỳ… ghi lại đôi dòng về biến cố “Ban Mê Thuột” (3/75), khởi sự cho cái nhục ‘thất thủ Miền Nam’, nghĩ tới lời ai đó: “Cao nguyên là miền đất chiến lược, ai chiếm được ‘Cao nguyên’ sẽ… kiểm soát cả Việt Nam”, thấy không sai.

CÁNH HÀNH THIỆN, CÁNH ĐỊCH LỄ

Học các lớp dưới, có bạn nào người Hành Thiện hay không tôi không biết. Năm 1945, thi đỗ trung học đệ nhất cấp (DEPSI), tôi xin vào học lớp Đệ Nhất Chuyên Khoa do thầy Phó Đức Tố (em nhà cách mạng Phó Đức Chính: 1907-1930) ở Pháp về mở ở trường Thành Chung, Nam Định, trong lớp có hai anh em người Hành Thiện tên là Di và Cầm, thường ngồi riêng với nhau không giao dịch với ai khác. Năm sau, lên đệ nhị Chuyên Khoa vẫn thế.
Cuối năm 1946, chiến tranh Việt Minh-Pháp bùng nổ. Dân thành thị phải tản cư về “hậu phương”. Khi cùng cha mẹ anh em tôi ra đến đầu tỉnh thì tôi bị chặn lại cùng với các sinh viên và học sinh Chuyên Khoa. Chúng tôi bị tập trung trong một căn nhà ở phố Hàng Cót, được tiếp tế cơm ăn với đường, không phải làm gì cả nhưng lần đầu trong đời nếm mùi đói rét. Ít lâu sau, có lệnh chúng tôi cứ 2 người một phải về các phủ huyện đảm nhận công tác tuyên truyền. Tôi và một anh sinh viên Canh Nông cao lớn được lệnh về phủ Trực Ninh. Qua Đò Quan sang bên kia sông Đáy, chúng tôi đi trên quốc lộ 21, qua làng Địch Lễ có sinh phần cụ Phan Đình Hòe rồi gần đến Cổ Lễ có lối rẽ vào làng Hành Thiện thì anh sinh viên Canh Nông bảo tôi cứ xuống Trực Ninh trước, anh về thăm vợ rồi xuống sau. Chả bao giờ thấy mặt anh nữa. Xuống Trực Ninh, may gặp Phong, bạn học, không biết chức vụ gì chỉ biết là người toàn quyền “cai trị” phủ Trực Ninh nên cũng dễ chịu. Phủ Trực Ninh có một cái xe tải chở được độ mươi người khách, chiều chiều tôi bảo tài xế chở tôi lên Cổ Lễ là nơi xầm uất lúc đó, lấy cớ là để kiểm soát ban kịch nhưng thực ra để ăn phở và đùa dỡn với ban kịch của Huân Lợn, có cô Thu là diễn viên chính. Gần Tết, có hai người bạn thân (cũng là bạn học với Phong) đến, tôi bảo Phong là tôi cùng với họ về quê xem bố mẹ tôi ra sao. Thực ra lúc đó, ai đi đâu, làm gì, chính quyền không có cách gì kiểm soát. Tôi về quê gặp cái tang đau đớn em út bị chết đuối vào ngày 23 tháng chạp. Tôi về ở cái ấp Bút Phong của bố mẹ tôi ở Hà Nam, buồn quá, xuống Sĩ Lâm Đông, cách Phát Diệm vài cây số, chơi với hai người bạn thân nói trên.

Samstag, 21. November 2015

Vàng rơi không tiếc

Đào Vũ Anh Hùng

lonKhangChienTiền nhận từ bàn tay khô héo của bà mẹ già nua sống buồn phiền lạc lõng nơi đồng đất nước người muốn mau chóng trở về chết trong lòng đất quê nhà yêu dấu. Của em bé thơ ngây nhịn miếng cơm chim mong về hưởng lại tình thương nội ngoại. Của con mong gặp lại cha, vợ mong gặp lại chồng. Của những người sầu héo nhớ thương người, bạn bè mong cứu bạn bè tù tội trong gông cùm cộng sản…

Freitag, 20. November 2015

Việt Tân, chiếc bóng dài 30 năm.



( Bài viết này được viết lại sau khi có những stt trao đổi trong một nhóm kín  về  hoạt động công tác Nhân quyền , liên quan đến tổ chức chính trị Việt tân . Xét thấy  cần cho  sự tìm hiểu của nhiều anh chị em đang hoạt động  cho nhân quyền  trong và ngoài nước , tôi hiệu chỉnh lại từ các  bình luận của tôi và chuyển lên trang fB công khai . Vừa là một sự chia sẻ thông tin , vừa là để tránh những ngộ nhận rằng tôi lôi kéo một số anh chị em  vào group riêng để … đánh phá VT ! VT là một tổ chức chính trị có tham vọng giải phóng /chuyển đổi đất nước . Trong vị trí ấy , đương nhiên  phải chịu những  sự nghị luận của công chúng .Gọi sự nghị luận ấy là hành vi đánh phá, ít nhiều , đã  là việc tự  hạ thấp đi nhân cách chính mình ).

Donnerstag, 19. November 2015

Nhìn Lại Dòng Lịch Sử Nam Việt Nam


Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, tuyên bố giao trả chủ quyền cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945 Bảo Đại ra chỉ dụ Tuyên cáo Việt Nam độc lập, hủy bỏ hòa ước Thiên Tân năm 1888.
Ngày 7 tháng 4 năm 1945 Bảo Đại ký đạo dụ số 5, chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim như sau:
- Trần Trọng Kim, giáo sư, Nội Các Tổng Trưởng
- Trần Đình Nam, y sĩ, Nội Vụ Bộ Trưởng
- Trần Văn Chương, luật sư, Ngoại Giao Bộ Trưởng
- Trịnh Đình Thảo, luật sư, Tư Pháp Bộ Trưởng
- Hoàng Xuân Hãn, toán học thạc sĩ, Giáo Dục và Mỹ Nghệ Bộ Trưởng
- Vũ Văn Hiền, luật sư, Tài Chánh Bộ Trưởng
- Phan Anh, luật sư, Thanh Niên Bộ Trưởng
- Lưu Văn Lang, kỷ sư, Công Chính Bộ Trưởng
- Vũ Ngọc Anh, y khoa bác sĩ, Y Tế Bộ Trưởng
- Hồ Bá Khanh, y khoa bác sĩ, Kinh Tế Bộ Trưởng
- Nguyễn Hữu Thi, cựu y sĩ, Tiếp Tế Bộ Trưởng
 Tháng 6 năm 1945 chánh phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Sau đó, chánh phủ Trần Trọng Kim thu hồi Bắc Bộ cũng như Nam Bộ vào đất nước Việt Nam, bổ nhiệm ông Phan Kế Toại làm Khâm Sai Bắc Bộ và Nguyễn Văn Sâm làm Khâm Sai Nam Bộ.

CUỘC CHIẾN 100 NĂM ANH PHÁP

Vi đây là cuộc chiến kéo dài đến gần 120 năm lúc đánh lúc nghỉ giữa Anh và Pháp cùng các đồng minh của họ nên để cho bạn đọc dễ hiểu người sưu tầm sẽ lập bố cục như sau:
-Giới thiệu tổng quát về chiến tranh trăm năm ( nguyên nhân, diễn biến chính, nội bộ hoàng tộc các phe …)
-Tóm tắt diễn biến của chiến tranh trăm năm theo dòng lịch sử
-Giới thiệu về vũ khí, trang bị, chiến thuật của các bên tham chiến
-Giới thiệu chi tiết những trận đánh lớn, những danh tướng trong chiến tranh trăm năm
Vì cách bố cục như vậy nên không tránh khỏi việc các sự kiện sẽ bị lặp đi lặp lại, mong các bạn đón đọc và góp ý
Giới thiệu tổng quát về chiến tranh trăm năm
Chiến tranh trăm nămlà một loạt các trận chiến diễn ra từ năm 1337-1453 giữa Nhà Valois và Nhà Plantagenet-vốn còn được gọi là Nhà Anjou ( đến từ vùng Anjou nước Pháp), để tranh giành ngôi nước Phá lúc này bị bỏ trống sau khi chi nhánh trưởng của dòng Capetian-dòng Hoàng tộc của vua Pháp bị tuyệt tự. Nhà Valois tuyên bố kế thừa ngai vị Vua của Pháp, trong khi Nhà Plantagenet cũng tuyên bố đòi hỏi này. Các vị vua Nhà Plantagenet là những người cai trị Vương quốc Anh từ thế kỷ 12 và có nguồn gốc từ các vùng Anjou và Normandy của Pháp.
Cuộc xung đột kéo dài 116 năm nhưng vẫn được điểm vào bởi một số thời kỳ hòa bình, trước khi cuối cùng nó kết thúc với việc trục xuất Nhà Plantagenets ra khỏi nước Pháp (ngoại trừ hạt Calais). Cuộc chiến cuối cùng là một chiến thắng cho nhà Valois, những người đã thành công trong việc chiếm lấy quyền kiểm soát mà nhà Plantagenet nắm giữ lúc ban đầu và trục xuất phần lớn người Anh ra khỏi nước Pháp vào những năm của thập kỷ 1450. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh đã làm nhà Valoi gần như kiệt quệ trong khi nhà Plantagenet lại làm giàu cho bản thân họ bằng cách có được những số tiền rất lớn cướp bóc được từ lục địa. Còn bản thân người Pháp thì lại bị thiệt hại nghiêm trọng từ cuộc chiến bởi vì hầu hết các cuộc xung đột đều xảy ra trên lục địa và chính xác hơn là ở trên lãnh thổ nước Pháp.

Sonntag, 8. November 2015

Ngo Dinh Le Thuy, Hong Nhan Menh Yeu

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương 
                                        (Đoạn Trường Tân Thanh)

gửi thầy Đỗ Hữu Nghiêm, cựu JECU 
  
foto1.  Niên khóa 1962-63, tôi học năm cuối của chương trình Cử Nhân Giáo khoa Văn Chương Pháp tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Còn nhớ cùng lớp tôi lúc ấy có nhạc sĩ Hùng Lân, người hiền lành, dễ mến, như một thầy tu, thỉnh thoảng nổi hứng bất tử ngồi lén ghi nốt nhạc ngay tại chỗ, trong lúc thầy giảng bài. Có bà sơ Phạm Thị Nhâm, mà tôi thường hỏi mượn cua mỗi lần trốn học đi chơi, sau trở thành hiệu trưởng trường Nữ Thánh Tâm Nha Trang, và đã nhận ra tôi ngay khi vừa thấy tôi lò dò đến trường xin dạy. Có Đặng Tiến, da vàng ủng như người bị sốt rét kinh niên, tóc bờm xờm không chải, nói tiếng Pháp đặc giọng Quảng Nam, trước 75 ở phòng tùy viên Tòa đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ, đào ngũ qua Pháp sống cho đến bây giờ, chuyên viết báo nịnh hót Cộng sản và phê bình gia văn chương có hạng. Có Đại úy Bộ Binh Ngô Văn Minh, sau lên chức Đại tá Tham mưu trưỏng Quân Đoàn III, Biên Hòa. Có Wang Seng, cô bạn Tàu, Bùi Thế Cần, Lương Thị Nga, Thái Thị Nhân, Lê Thị Bích, Thái Tuyết Lê, Lê Thị Ngọc Loan, và Irène Công Huyền Tôn Nữ Phụng Tiên  -đồng hương Nha Trang và đồng môn trong lớp Latin của M. Le Menn- tất cả đang ở Pháp. Có Nguyễn Nương Minh Châu, sau thành vợ Bác sĩ Đinh Hà, cả hai là cựu JECU (viết tắt của Jeunes Etudiants Catholiques Universitaires, Thanh Sinh Công Đại Học), đang sống rất thầm lặng tại một nơi nào trên đất Mỹ. 

Trần Kim Tuyến





Một trong những chi tiết ấn tượng nhất trong cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” của nhà báo Mỹ Larry Berman viết về anh hùng Phạm Xuân Ẩn là chuyện tình báo viên chiến lược này của Việt Nam trong những giờ hấp hối của chế độ Sài Gòn ngày 30/4/1975 đã mất rất nhiều công sức mới đưa được cựu trùm mật vụ Trần Kim Tuyến lên máy bay Mỹ bay ra nước ngoài. Trần Kim Tuyến là người như thế nào mà được Phạm Xuân Ẩn “tri ân” đến như thế? Bài viết sau đây mới chỉ dựng được một phần chân dung của con người dị thường và rất nhiều điều huyền bí này.

Samstag, 7. November 2015

Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Đại Năm 1955

State of Vietnamese passportChính thể Quốc gia Việt Nam được thành lập vào ngày 14 tháng 6 năm 1949 và cáo chung vào ngày 26 tháng 10 năm 1955. Hiện nay, có nhiều luồng dư luận về chế độ chính trị này, nhưng trước hết vẫn nên xem đây là một trong những giai đoạn khuất lấp của dòng sử Việt Nam ; bởi nguồn tư liệu không nhiều và lại có phần khó thuyết phục. Với bài viết này, nhóm biên tập TTXVA cố gắng thâu gồm những hình ảnh và tài liệu còn sót lại để quý độc giả phần nào hình dung được bối cảnh lịch sử. Song le, chúng tôi lấy làm vinh hạnh được tiếp nhận mọi quan điểm từ phía độc giả, làm sao để chúng ta có cái nhìn đa diện và khách quan hơn về thời kỳ này !
Bìa sổ thông hành (passeport) của mọi công dân Quốc gia Việt Nam.
1. Vấn đề quốc danh :
Trong Pháp ngữ, Quốc gia Việt Nam được hiểu là État du Viêt Nam, tên gọi này thực tế không phản ánh thể chế chính trị. Khi đặt ra “giải pháp Bảo Đại” (Bao Dai solution), chính phủ Pháp đứng trước hai thách thức :
• Về mặt pháp lý, cựu hoàng Bảo Đại đã tuyên chiếu thoái vị vào ngày 25.8.1945 nên không còn tư cách nguyên thủ quốc gia nữa. Nếu khôi phục quốc danh Đế quốc Việt Nam (Empire du Viêt Nam) sẽ tạo cớ cho lực lượng Việt Minh (đối thủ chính trị – quân sự của Liên hiệp Pháp) mở chiến dịch bôi nhọ (điều thường thấy trong các cuộc xung đột), khiến cho “giải pháp Bảo Đại” cầm chắc thất bại.

Donnerstag, 5. November 2015

NHỮNG VÙNG ĐẤT CÓ NHIỀU CON GÁI ĐẸP

1. Gái đẹp Tuyên Quang – đằm thắm, thanh thoát
Câu thành ngữ “Chè Thái, gái Tuyên” không biết có từ bao giờ nhưng đến nay đã trở thành câu cửa miệng, ví hương vị tinh tế, thơm ngọt khó quên của chè ở vùng đất Thái Nguyên với nét đằm thắm, thanh thoát của những người con gái đẹp xứ Tuyên.
Nếu như chè Thái Nguyên đã trở thành đặc sản nức tiếng thì vẻ hút hồn của con gái đẹp Tuyên Quang cũng khiến lòng người thổn thức.
“Gái đẹp xứ Tuyên” không chỉ cuốn hút ở hình thức bên ngoài mà còn làm say lòng người với vẻ đẹp tâm hồn. Đó là nét dịu dàng, đằm thắm, nết na, sự khéo léo trong cách ăn, ở, đi đứng, nói năng.

Montag, 2. November 2015

Truất phế Bảo Đại



Nhị Lang, tức Thái Lân
Cố vấn Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến VN
Đúng 10 giờ sáng, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, với bộ quần áo bằng Sharskin trắng, tiến vào phòng họp sau tiếng hô của một nhân viên nghi lễ. Mặt ông nặng vẻ ưu tư, khác hẳn với gương mặt rạng rỡ thuở xưa, lúc ông vào thăm viếng chiến khu Liên Minh. Ông mở lời cám ơn tất cả mọi người, rồi tuyên bố lý do như đã trình bày đại khái trong bức thư mời trước. Chỉ một vài câu vắn tắt, xong ông lại xin phép cáo lui: “Để cho quý Ngài được tự do thảo luận!”
Cử tọa ngạc nhiên, bởi ai cũng tưởng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm sẽ cùng ngồi lại với các nhân vật chính trị, để bày tỏ quan điểm của riêng ông đối với việc Bảo Đại gọi ông sang Pháp. Đây cũng là một bằng cớ cho thấy Thủ Tướng Ngô Đình Diệm khá tôn trọng tinh thần dân chủ. Việc ông đi hay ở sau này là do đại chúng toàn quyền định đoạt, chứ ông không có ý định chi phối lập trường các đoàn thể cũng như các nhân sĩ có mặt.
Hội nghị bắt tay vào việc ngay tức khắc. Ông Nguyễn Bảo Toàn được bầu làm Chủ Tọa, và ông Phạm Việt Tuyền làm Thư Ký buổi họp. Tôi liếc thấy ai nấy đều chăm chỉ nghiên cứu bức thư mời của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, và dường như người nào cũng chỉ có ý định sẽ thảo luận chung quanh đề tài: “Nên hay không nên tán thành cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm qua Pháp theo lệnh của Bảo Đại” mà thôi.

Mittwoch, 28. Oktober 2015

Matt Kepnes: Vì sao tôi không bao giờ trở lại du lịch Việt Nam?

Matt Kepnes là một blogger du lịch nổi tiếng, sau khi đến Việt Nam, anh đã viết như sau:


1. “Khi du ngoạn xuyên vùng Đông Nam Á, bạn thường xuyên được hỏi rằng sẽ đi đâu. “Tất cả mọi nơi”, tôi nói với mọi người như thế. Nhưng, tôi sẽ bỏ qua Việt Nam. 

Sau những kinh nghiệm mà tôi đã có được ở đất nước này vào năm 2007, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại đó nữa. Không, không, và không bao giờ. 
Có thể, một cuộc làm ăn hay một cô bạn gái sẽ buộc tôi phải đến đó trong tương lai. 

Nhưng trong một thời gian dài sắp tới, tôi sẽ không đặt chân xuống vùng đất đó. 

Warum werde ich nie Rückkehr nach Vietnam


Reisen durch Südostasien, werden Sie häufig gestellte, wohin du gehst. "Überall," Ich sage den Leuten. Dies ist meine letzte Abenteuer in der Region. Außer, ich werde das Überspringen Vietnam.Nach meiner Erfahrung gibt es im Jahr 2007, werde ich nie wieder zu gehen diesem Land. Nie im Leben.Eine Geschäftsreise oder eine Freundin kann mich dort in der Zukunft zu zwingen, aber so lange, wie ich auf der Straße zu sehen, werde ich nie berühren sich wieder in diesem Land.

Dienstag, 27. Oktober 2015

Art Nouveau: đường cong, phụ nữ hồ ly, chất liệu lung linh, nhiều nguồn cảm hứng

Đối với nhiều người, cụm từ Art Nouveau ngay lập tức gợi đến hình ảnh những thiếu nữ có khuôn mặt đầy đặn, mái tóc xoăn uốn lượn hòa cùng hoa lá và những đường trang trí vòng cung tỉ mẩn. Những bức tranh có vẻ đẹp ưa nhìn, có phần hơi “sến” ấy thực ra đều là đứa con tinh thần của một họa sĩ – Alphonse Mucha, và phong cách lộng lẫy hơi ngả sang hướng trang trí đã khiến những tác phẩm của ông thật sự trường tồn với thời gian, trở thành tiêu biểu của trào lưu Art Nouveau.
Trong vòng có 20 năm, Art Nouveau đã “phình ra” thành một phong trào nghệ thuật cực kì rộng lớn, lan tỏa khắp châu Âu, thâu tóm gần như tất cả các mảng nghệ thuật thị giác, và lôi kéo nhiều nghệ sĩ vốn mang những thiên hướng hoàn toàn khác xa nhau.

“Zodiac” của Alphonse Mucha. Phong cách của ông vẫn được sao chép đến ngày nay.

“Salome” – đã quyến rũ thì thường gây chết người


Cái đẹp có thể cứu chuộc thế giới, như Fyodor Dostoyevski đã nói, nhưng cũng có thể đem đến hủy diệt. Không gì minh họa cho điều này rõ hơn cái chết của thánh John người Rửa tội (Saint John the Baptist), mà trong đó, Salome – kẻ tội đồ – có thể được coi là một trong những nữ nhân quyến rũ nhất của lịch sử, một Đát Kỷ của phương Tây, đúng với câu “hồng nhan họa thủy”.

Những “dã thú” tiêu biểu của Fauvism




Henri Matisse, “Open Window, Collioure”, 1905
“Donatello giữa bầy dã thú!”(“Donatello parmi les fauves!”) Nhà phê bình Louis Vauxcelles đã thảng thốt kêu lên như vậy sau khi bị “khủng bố” bởi những mảng màu chói gắt trong Salon d’Automne ở Paris, nơi trưng bày những tác phẩm  mang tinh thần phản kháng lại Salon truyền thống của giới thủ cựu.

Pointillism: những đốm nhỏ làm nên trường phái lớn

Pointillism, hay còn được gọi theo cách vui đùa dot art (hội họa chấm) là một phong trào được khởi xướng bởi hai nhà tiên phong Georges Seurat và Paul Signac. Nếu hội họa truyền thống là sự kết hợp của các đường thẳng, đường cong, hình khối, mảng màu, sáng tối, thì Pointillism tìm cách thể hiện tất cả những yếu tố trên bằng nguyên tố cơ bản nhất của hình học – điểm. Đã khi nào bạn thấy một đứa trẻ đùa nghịch với hộp màu vẽ, chấm lia lịa xuống mặt giấy những đốm màu sặc sỡ? Đã khi nào bạn là chính đứa trẻ đó? Những họa sĩ Pointillism thực hiện đúng hành động của đứa bé đó, song không hỗn độn mà có quy tắc trật tự nghiêm ngặt. Trên thực tế, nếu có một trường phái nào đòi hỏi sự cẩn thận chăm chút tuyệt đối thì đó chính là Pointillism.

“Kẻ du mục,” tranh của Pablo Jurado Ruiz. Là một họa sĩ chuyên vềPointillism ở Madrid, Tây Ban Nha, Ruiz sử dụng hoàn toàn các điểm màu đen trên nền trắng để tạo nên các tác phẩm hội họa giống thực đến mức có thể bị nhầm với một bức ảnh chụp.

Về phong trào Biểu hiện (Expressionism) Đức, thế kỷ 20



Franz Marc, “The Large Blue Horses”, 1911
Biểu hiện (Expressionism) là phong trào nghệ thuật hiện đại bắt nguồn từ lĩnh vực thơ ca và hội họa ở Đức đầu thế kỷ 20, sau mở rộng ra nhiều lĩnh vực kiến trúc, hội họa, văn chương, nhạc kịch, múa, phim ảnh và âm nhạc. Đặc điểm của phong trào là thể hiện thế giới xung quanh bằng cái nhìn chủ quan, triệt để bóp méo (thế giới xung quanh) tạo hiệu ứng về mặt cảm xúc nhằm khơi gợi tâm trạng hoặc ý tưởng. Họa sỹ Biểu hiện mong muốn thể hiện ý nghĩa và những trải nghiệm tình cảm hơn là hiện thực vật chất.

Futurismo: thiếu thực tế, thiếu “đẹp”, thân Phát-xít, quá nổi loạn, và rồi chết yểu


.
Khi cân nhắc về sự gần gũi về địa lý và lịch sử của Ý và Pháp và dòng hải lưu văn hóa giữa hai quốc gia, thật dễ dàng ngộ nhận rằng mọi phong trào nghệ thuật của Pháp đều lan tỏa đến Ý, và ngược lại. Điều nghịch lý là phong trào Dada, bắt đầu tại Pháp, có ảnh hưởng khổng lồ sau thế chiến thứ Nhất với các nhóm Dada ở Anh, Đức, Nhật, Bỉ, Hà Lan, Séc, thậm chí Nhật Bản,…, lại không bao giờ chiếm được “thị phần” tại Ý, bất chấp Pháp và Ý luôn bắt rất nhạy các tín hiệu nghệ thuật của nhau, ít nhất là từ thời Phục Hưng. Lời giải thích cho hiện tượng này là Ý không cần Dada vì Ý đã có phiên bản riêng của một phong trào khai phá: Futurismo, hay còn gọi là Nghệ thuật vị lai. (tiếng Anh: Futurism). Trước cả Dada, tại Ý Futurismo đã nhanh chóng thu gom dưới trướng mình những nghệ sĩ có khuynh hướng tiến bộ, những avant-gardes, hay còn gọi là những Futurist.

Neo-Dada: mới như Dada, bứt phá như Dada, nhưng đã dịu hơn

Nếu như Dada được sinh ra từ sự vỡ mộng của nghệ sĩ khi phải đối mặt với “nỗi buồn chiến tranh”, thì Neo-Dada có xuất phát điểm tương đối nhẹ nhàng hơn, thuần túy nghệ thuật hơn là chính trị.
Kéo dài khoảng một thập niên những năm 50, 60, Neo-Dada khởi đầu là hướng đi ngược lại các phong trào Siêu thực (Surrealism), Trừu tượng (Abstract), và Biểu hiệu (Expressionism). Ban đầu là một phong trào underground ở New York tìm cách định nghĩa lại High Art (nghệ thuật cao cấp dành cho tầng lớp trí thức giàu có ở đô thị), Neo-Dada chiếm được cảm tình của quần chúng và trở thành bệ phóng cho nhiều tên tuổi nghệ sĩ.

“Bốt điện thoại mềm,” của Claes Oldenburg, 1962. Claes có sự hứng thú không nhỏ với các đồ vật hàng ngày, đặc biệt là các món đồ chơi. Những tác phẩm của ông thường nhắm đến việc truyền tải cảm xúc về tình dục qua các vật thể bình thường, chịu ảnh hưởng của Sigmund Freud.

Dada là gì? Là tuyên ngôn lớn dưới một cái tên vô nghĩa



Bìa sách Anna Blume
Thế chiến thứ nhất, đúng với nghĩa đen của tên gọi, là cuộc chiến tranh đầu tiên có tầm vóc toàn cầu. Hệ quả của nó không chỉ là hàng triệu sinh mạng mà còn bao gồm sự xoay chuyển về tâm lý của cả một thế hệ. Ghê sợ, chán chường, thất vọng là trạng thái tâm lý chung của những con người phải trải qua nỗi đau chiến tranh. Con người đánh mất niềm tin vào mọi thứ; những giá trị đạo đức, trật tự xã hội, phẩm giá con người, tất thảy đều trở nên vô nghĩa. Dada nảy sinh từ đó.

Mannerism, Đứa em hỗn độn và vặn vẹo của Phục Hưng

Nhắc tới Nghệ thuật Phục Hưng Ý thì không thể không nhắc tới ba tên tuổi Leonardo de Vinci, Michelangelo, và Raphael. Ai có chút kiến thức bỏ túi về hội họa cũng có thể kể ra Mona Lisa của Leonardo, trần nhà thờ Sistine của Michelangelo, và Raphael thì có… hai thiên thần hay xuất hiện trên hộp kẹo chocolate.

Hai thiên thần của Raphael
Không ít người sẽ thắc mắc vì sao một nền nghệ thuật Phục Hưng rực rỡ như vậy lại tàn lụi, phải chăng chỉ vì cái chết lần lượt của hai cây đại thụ Leonardo và Raphael vào năm 1519 và 1520?

Neoclassicism -Tân cổ điển: Sắc sảo, thanh thoát, nhẵn bóng, và hoàn mỹ

Sau MannerismBaroque, Rococo, chúng ta cùng tìm hiểu về phong trào Neoclassicism, hay Tân cổ điển.
Trào lưu Tân cổ điển thống trị châu Âu qua hai thế kỷ 18-19 thường được định nghĩa một cách gọn ghẽ: Tân cổ điển phủ định sự phù phiếm vô luân của Rococo, lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ điển Hy-La, chú trọng sự giản đơn và cân đối. Lý thuyết là thế, nhưng trên thực tế, các tác phẩm Neoclassicism phong phú, linh hoạt, và khó có thể “bỏ chung một rổ” như vậy.
Neoclassicism có phải là một phong cách duy nhất? Không. Ví dụ hai tác phẩm: tranh của Johan Tobias Sergel và tượng của John Flaxman có phong cách hoàn toàn khác nhau, một bên phóng khoáng, một bên nghiêm cẩn.

“Chìm vào tuyệt vọng,” của Johan Tobias Sergel, mực, 1795

Rococo: qua bao nhiêu ghét bỏ vẫn phù phiếm, mỹ miều

Vào năm 1960, Hội nghị quốc tế về tên gọi các thời kỳ nghệ thuật được tổ chức tại Rome. Trong số hai mươi bài thuyết trình được đọc, ba luận văn được dành hoàn toàn cho phong trào Rococo. Tất cả các bài viết đều được tổng hợp trong cuốn Manierismo, Barocco, Rococo (Mannerism,Baroque, Rococo), xuất bản vào năm 1962. Nói như vậy để thấy rằng xung quanh việc thừa nhận tính chính thức của Rococo như một phong trào đích thực cũng có không ít nghi vấn và tranh cãi.
Rococo nảy sinh từ Baroque nhưng lại đối lập lại với Baroque, rồi sau này đến phiên Rococo lại bị Neoclassicism phủ định và thay thế. Bị kẹp giữa, Rococo không trang trọng lộng lẫy như Baroque, không đứng đắn nghiêm nghị như Neoclassicism, và thiếu hẳn tính đạo đức của cả hai. Rococo là hoa lá, đùa cợt, lung linh, phù phiếm, gợi tình đúng như một người đàn bà Pháp thế kỷ 18 chỉ thích trang điểm, mặc đẹp, xem hát, chơi bời. Đương nhiên vì thế Rococo vừa được yêu chiều, vừa bị ghét bỏ. Nhà văn Leigh Hunt đã viết:”Mớ hỗn độn gọi là rococo nói chung là đáng khinh bỉ… Một con vẹt đã sáng chế ra tên gọi ấy, và thứ nghệ thuật đó rẻ tiền đúng như hắn vậy.” (1755) Nhưng bất chấp sự chê trách và dèm pha, giờ đây Rococo đã được  thừa nhận là một phần không thể thiếu của hội họa Pháp.

Bộ phim “Marie Antoinette”(2006) của Sofia Coppola thâu tóm khá toàn vẹn tinh thần của Rococo từ nội thất, ẩm thực, thời trang, lối sống…

Khát vọng Baroque trong trào lưu “lâu đài” kiểu mới ở Việt Nam


Lâu đài Tổng Hải Sơn ở Phủ Lý
Trong vài năm qua, ở Việt Nam phần nào xuất hiện cái gọi là trào lưu kiến trúc theo kiểu “lâu đài” và “chuẩn Pháp” với hình thức mang phong cách kiến trúc kiểu cổ điển châu Âu một cách khá rõ nét, được xây dựng ở nhiều địa phương khác nhau như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam và một số địa phương khác.

Một tinh thần Baroque trong kiến trúc Việt Nam?

Tinh thần Baroque trong kiến trúc: phải chăng là nét đặc trưng nhất của kiến trúc Việt Nam?
Sự cầu kỳ, rườm rà và hỗn hợp là một nét khá phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện nay. Xu hướng chạy theo những hình thức mang ảnh hưởng cổ điển châu Âu, với những chi tiết phô trương, mà nhiều người đánh giá là một vấn đề kinh niên của kiến trúc hiện đại Việt Nam, xét cho cùng có một sự tiếp nối. Đó là truyền thống phóng túng và hình thức chủ nghĩa của kiến trúc Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, từ baroque ở đây được nhắc đến với ý nghĩa về tính sáng tạo, sự phóng túng, sự giàu có về ý tưởng và tính cách tân mạnh mẽ mà nó hàm chứa.
Ta hãy thử bàn xem, những đặc tính về mặt tổ chức không gian và thẩm mỹ kiến trúc cổ truyền vốn được các nhà chuyên môn đánh giá cao có phải thực sự có những hiệu quả xuất sắc như thế không?

Đình Chu Quyến, công trình kiến trúc truyền thống tiêu biểu của người Việt Bắc Bộ.
Chúng ta cũng hãy thử so sánh xem khả năng phóng túng của những sản phẩm kiến trúc hiện nay so với những thời trước ra sao? Trước đây, khi với vật liệu và công nghệ hạn chế, những người xây dựng của một xã hội nông nghiệp cổ truyền đã có những kết quả nhất định, đem lại một mô hình ít biến đổi suốt nhiều thế kỷ. Vậy thời nay, với tất cả điều kiện cần thiết để thay đổi cách thức xây dựng, nhất là trong một thế giới thông tin không giới hạn thế này, sự phóng túng của kiến trúc Việt Nam đã đi được đến đâu?

Nghệ thuật Baroque: huy hoàng, lồ lộ, gây xúc động


.
Nếu tôi hỏi bạn rằng “Bạn có phải là fan của âm nhạc Baroque hay không?”, có thể bạn sẽ ngần ngừ trước khi trả lời. Nhưng nếu tôi hỏi lại, rằng bạn đã bao giờ nghe tổ khúc Bốn mùa của Vivaldi, hoặc các trích đoạn giao hưởng của Bach và Pachelbel trong vô vàn bộ phim thương mại, từ Twilight đến Cô nàng ngổ ngáo, trong các buổi lễ khánh tiết, trong các đám cưới, trong các bài biểu diễn trượt băng, và bạn gật đầu, thì xin chúc mừng, bạn đã được tiếp cận với âm nhạc Baroque một cách vô thức rồi đó. Thật tuyệt vời khi nhận ra rằng các trào lưu nghệ thuật của quá khứ thật ra chưa bao giờ mất đi và bị lãng quên hoàn toàn, mà chỉ đơn giản được ẩn đi và vẫn lặng lẽ tô điểm cho cuộc sống của chúng ta theo những cách bất ngờ nhất.

Samstag, 24. Oktober 2015

trung tâm Aliyev Heydar




  • Kiến trúc sư: Zaha Hadid Architects
  • Vị trí: Baku , Azerbaijan
  • Thiết kế: Zaha Hadid, Patrik Schumacher
  • Thiết kế dự án và Kiến trúc sư: Saffet Kaya Bekiroglu
  • Khách hàng: Cộng hòa Azerbaijan
  • Diện tích: 101.801,0 m²
  • Năm: 2013
  • Ảnh: Iwan Baan , Hufton + Crow , Hélène Binet

Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống




Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được. Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động.

Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.

Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà.

Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.



Sonntag, 18. Oktober 2015

19 Điều đầu tiên của Luật cơ bản năm 1949 ở Đức.







 Hoàn cảnh ra đời Luật cơ bản (Grundgesetz) của Cộng hòa liên bang Đức
Năm 1947, sau khi hội nghị ngoại trưởng của bốn nước đồng minh thắng trận Mỹ, Anh, Pháp, Liên xô (Siegermächte) ở Mát-xơ-cơ-va và ở Luân đôn không đi đến thống nhất về tương lai của nước Đức, ba nước Mỹ, Anh và Pháp đã tìm cách đưa ra sự thống nhất chung mà không cần đến sự nhất trí của Liên Xô. [5]
Cụ thể ngày 1/7/1948, các chính quyền quân sự ở Tây Đức gồm Mỹ, Anh và Pháp đã ký các thỏa thuận chung tại Frankfurt (Frankfurter Dokumente). Nội dung chính của các thỏa thuận này liên quan đến vấn đề lập hiến. Trước tình trạng tiến thoái lưỡng nan, mọi quyết định không thận trọng có thể dẫn đến mối nguy hại về việc chia cắt nước Đức, các nước này đã thống nhất 3 vấn đề chính trong thỏa thuận chung Frankfurt về lập hiến:

Sonntag, 20. September 2015

Vật chất di truyền đã được tìm ra như thế nào?


Khi được hỏi: “Ai là người đã phát hiện ra DNA”, rất có thể nhiều người sẽ không ngần ngại trả lời: Francis Crick và James Watson. Thực tế thì những nghiên cứu ban đầu về DNA đã được thực hiện trước công trình của hai nhà khoa học này khá lâu, cuối thế kỉ 19. Bài viết này điểm lại một vài cột mốc đáng nhớ trong hành trình DNA bước vào thế giới sinh học phân tử với tư cách là vật chất mang thông tin di truyền.
Năm 1869, Friedrich Miescher (1844-1895), nhà vật lí trẻ tuổi người Thụy Sĩ đã lần đầu tiên tách chiết được một loại dịch có trong nhân tế bào. Sau khi thu được các tế bào bạch cầu (leucocyte) từ mủ của các bệnh nhân trong một phòng khám địa phương gần nhà, Miescher phá hủy tế bào bằng dung dịch kiềm và thu được một chất kết tủa. Ông gọi chất này là “nuclein”. Sở dĩ gọi như vậy bởi nuclein có thành phần chính là nhân tế bào (nucleus). Ở thời điểm đó, ngoài việc xác định được hàm lượng lớn phosphorus trong nuclein, các tính chất sinh hóa của chất này vẫn còn là một bí ẩn. Ông dự đoán rằng nuclein tham gia đáng kể vào sự di truyền các tính trạng, nhưng cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng một loại phân tử đơn thuần không thể giải thích được sự đa dạng và phức tạp của sự sống. Đáng lẽ ra, công trình của Miescher phải được lích sử xem như cột mốc lớn đầu tiên trên con đường khám phá DNA. Tuy nhiên, theo như những gì mà Edwin Chargaff đã ghi chép lại trong một bài review về lịch sử nghiên cứu DNA của mình, thì đến năm 1961, Darwin được nhắc đến 31 lần, Thomas Huxley 14 và Miescher không một lần nào.

Friedrich Miescher – người đầu tiên chiết xuất được DNA.

Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt


Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Điều này thể hiện tư duy tạm bợ và tinh thần thiếu trách nhiệm trong sử dụng ngôn từ. Việc đưa ra những khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ trong định nghĩa từ, dễ gây hiểu lầm và tranh cãi, khiến cho văn bản kém tính chính xác. Đây là một bài chúng tôi sưu tầm, liệt kê các trường hợp sử dụng từ sai trong tiếng Việt hiện nay.

1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt.

CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.

KHẢ NĂNG. “Khả năng” là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng (capacité, capable) với khả dĩ (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi.

Tài năng và nhân cách: Phải chăng Phạm Duy đã giết Phạm Duy?



Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết? Sở dĩ cần có sự sửa chữa là vì tôi được đọc hai bài của giáo sư John C. Schafer, giáo sư đại học Hubold State University. 

Một bài viết về Phạm Duy, một bài về Trịnh Công Sơn. Trinh Cong Son Phenemenon và The curious memoirs of the Vietnamese composer Pham Duy.(1)

(1) Xin vào Google kiếm tìm
Phải nhìn nhận theo thói quen làm việc của người Mỹ, ông John C.Schafer tra cứu rất nhiều tài liệu, dẫn chứng đầy đủ đến nơi đến chốn. Có những tài liệu dẫn chứng khiến tôi giật mình. Chẳng hạn ông dẫn chứng một tài liệu trong tờ Nghệ Thuật, số 38-39, tháng 3, 1995, một tờ báo ở ngay chính địa phương tôi ở mà tôi vô tình không để ý tới. Thứ hai, ông tránh được thiên khiến và ít đưa ra những phê phán tiêu cực.

Nhưng cũng vì thế, ông tránh đề cập đến những “liên hệ có thể” của Trịnh Công Sơn với phía cộng sản qua bạn bè của họ Trịnh như Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như việc TCS hát trên đài phát thanh Sai gon vào ngày 30 tháng 4. Những mối liên hệ này đã được ông Nguyễn Thanh Ty trong bài viết: ” Một quãng đời của TCS” trong đó có phần lật tẩy “Nguyễn Đắc Xuân” trong bài viết : “Trịnh Công Sơn Cao Nguyên bụi đỏ sương mù”. Trong tài liệu của ông Nguyễn Thanh Ty cho hay ngay trong giới đồng nghiệp của Trịnh Công Sơn ở Bảo Lộc đã chia rẽ ra hai phía rõ rệt. Kẻ lên án, kẻ không. Ông John.C Schafer cũng đọc tài liệu này, nhưng không nhắc nhở tới dư luận, tới những vấn đề tranh luận chung quanh TCS. Nhất là những tranh luận ngay sau khi TCS chết như với bài viết mở đầu cho những tranh luận: Bi kịch Trịnh Công Sơn của họa sĩ Trịnh Cung. Đó là những vấn đề nhậy cảm mà ông John. C. Schafer tránh đề cập tới.

ông Đạo Dừa



cồn Qui và cồn Phụng Bến Tre





cồn Quy và cồn Phụng Bến Tre
Trong khi cồn Long và cồn Lân thuộc tỉnh Tiền Giang, thì cồn Qui và Phụng lại nằm ở Bến Tre, nhưng cả bốn cồn này tạo thành một vùng đất tứ linh, làm cho du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày một phát triển hơn. Kinh nghiệm du lịch các tỉnh miền Tây giới thiệu đến bạn vềcồn Qui và cồn Phụng Bến Tre hi vọng bạn sẽ thích.

Mittwoch, 9. September 2015

CÓ HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA BẢO ĐẠI VÀ HỒ CHÍ MINH

70 năm nhìn lại: Từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh
- HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP


                                                                                                          Phạm Cao Dương
                                                                                                                  8-9-2015
                                                                                                              Viet Catholic

Trong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyết cho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.

Bảo Đại trao kiếm giả cho 'cách mạng'?

                                                                         Phạm Cao Phong 
                                                                                         Gửi cho BBC từ Paris

Cây kiếm này được cho là 'bảo kiếm' được Vua Bảo Đại trao lại hôm 30/8/1945

Mùa thu năm trước Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mang chuông sang gióng ở thủ đô Pháp.
Tám mươi hiện vật được chọn lọc và trưng bày tại Bảo tàng Guimet ở thủ đô Paris.

Triển lãm mang tên L’Envol du Dragon – Art royal du Vietnam' tức 'Thăng Long – Nghệ thuật Hoàng gia Việt Nam'.

Mang khoe nước người, muốn hóng cái khen, vơ tiếng nức nở nên đồ được cấp visa này không thể là loại tầm tầm. Nhiều thứ đẹp. Quảng cáo trang nhã.

Song có một hiện vật trái khoáy. Đó là một thanh kiếm rỉ đặt trong một góc khuất tệ hại.

Dienstag, 8. September 2015

Lịch sử Syria

nha nuoc hoi giao is dang tren da "nhuom den" syria va iraq hinh 1

syria
Syria là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam. Cái tên Syria trước kia gồm toàn bộ vùng Levant, trong khi nhà nước hiện đại bao gồm địa điểm của nhiều vương quốc và đế chế cổ, gồm cả nền văn minh Ebla từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Trong thời kỳ Hồi giáo, thành phố thủ đô, Damascus, là nơi đóng đô của Đế chế Umayyad và là một thủ phủ tỉnh của Đế chế Mamluk. Damascus được nhiều người coi là một trong những thành phố có người cư trú liên tục cổ nhất thế giới
Nôi của Kitô Giáo
 Năm ngàn năm trước, lúc Châu Âu còn sống bán khai và Châu Mỹ đang nằm trong cõi mịt mù một góc địa cầu vì mãi 4.500 sau mới được khám phá, thì tại vùng Trung Đông, trên đó có Syria, là trung tâm văn minh nhất và là nôi của văn hoá nhân loại. Lịch sử bắt đầu được ghi lại khi chữ viết xuất hiện cách đây 5.000 năm trên đất Syria mà thuở ấy là miền nam Babylonia. Trên một bia đá có ghi công trạng của một nhà cai trị chiến thắng từ vùng thấp tới vùng cao bên bờ Địa Trung Hải, và lập tức liền đó, xuất hiện địa danh Syria.

Syria &Anh em Hồi giáo

Anh em Hồi giáo: chẳng anh em với ai hết, nhất là quân đội

Sau Thế chiến thứ nhất, với sự tàn lụi của Đế chế Ottoman, tinh thần và tư tưởng quốc gia (theo nghĩa đương đại), vốn đã manh nha từ thế kỷ 19, được dịp phát triển tại Trung đông. Sau những thế kỉ cai trị trực hay gián tiếp bởi Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực này rơi vào quỹ đạo của Tây phương Anh Pháp. Bài thực và phản đế có lắm con đường, xã hội chủ nghĩa, quốc gia, quốc xã-phát xít hay là tôn giáo-dân tộc (theo nghĩa rộng tức là Ả rập Ai cập).

Trong bối cảnh ấy, vào thập niên 30, ông Hassan Al Banna thành lập tại Ai cập phong trào Anh em Hồi giáo (AEHG).

Hassan Al Banna