Samstag, 11. Juli 2015

Chuẩn tướng Lam Sơn Phan Đình Thứ

Những ai từng sống ở miền Nam trước năm 1975, nhất là những người lớn tuổi, hầu hết đều nghe danh, biết tiếng Chuẩn tướng Lam Sơn Phan Đình Thứ. Đeo lon tướng, từng làm Chỉ huy Trưởng Trường Sĩ quan Thủ Đức chuyên đào tạo nhân lực cho quân đội VNCH nhưng ông ta lại có cách hành xử như một tên giang hồ lỗ  mãng. 

Nóng nảy, nặng tính chất anh hùng cá nhân, viên chuẩn tướng này từng danh nổi như phao vì không hề biết sợ ai, kể cả thượng cấp hay cố vấn Mỹ. 

Ông ta cũng là một sĩ quan cao cấp hiếm hoi của chế độ cũ không gây bè kết đảng, không phe phái để làm chỗ dựa tiến thân. Từng được nhiều sĩ quan trẻ khâm phục, tung hô, nhưng vì tính khí ngang tàng, kiêu bạc, về cuối đời viên tướng này lại tự rước vào thân nhiều oan nghiệt.


Một đời ngang tàng

Không ít người lầm tưởng, Lam Sơn là người gốc Huế. Lắm kẻ còn muốn chứng tỏ mình hiểu rộng, biết nhiều đã quả quyết ông được sinh ra ở Cam Lộ ,Quảng Trị. Thực tế, Lam Sơn tên thật là Phan Đình Thứ sinh ngày 22/4/1916 tại Hà Tĩnh và lớn lên tại Huế. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông vào đời rất sớm, phải vừa tự học, vừa đi làm.

 Năm 1941, tròn 25 tuổi, do cơm áo thúc bách, không có con đường lựa chọn nào khác hơn, ông đã tình nguyện gia nhập vào quân đội Liên Hiệp Pháp. Một năm sau (1942), nhu cầu chiến tranh trong Thế Chiến thứ 2 leo thang, người Pháp  đưa ông sang Bắc Phi, theo học một khóa sĩ quan cấp tốc. Năm 1943, Lam Sơn ra trường với cấp hàm thiếu úy. Vào thời điểm này, mặt trận trên 3 châu lục Âu, Á, Phi giữa quân Đồng Minh và phe Trục đang diễn ra vô cùng khốc liệt, ông được điều động vào Liên Quân Anh - Pháp trực tiếp tham chiến tại hai chiến trường Tunisie và Algerie.

Với nét mặt khắc khổ và làn da ngăm đen, nếu không biết rõ, người bản xứ khó có thể nghĩ ra ông là một người Việt Nam, trong vai trò một sĩ quan quân đội. Tuy nhiên với tánh khí ngang tàng, gan dạ lại giỏi võ nghệ và tửu lượng khá cao, ông được nhìn nhận như một tay chơi nên dễ dàng chinh phục những người lính dưới quyền, cũng là con dân của những đất nước thuộc địa của hai mẫu quốc Anh, Pháp.


Ông có nhiều kỷ niệm sôi nổi của thời trai trẻ ở hai xứ sở này. Có lần chính miệng ông kể trong men rượu đã ngà say tại quán Cả Cần trên đường Cách Mạng (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi). Lúc bấy giờ ông đóng quân tại Algerie. 

Một hôm từ quán rượu trở về khi trời đã khuya. Một mình trên đường vắng, bỗng dưng sau lưng ông có tiếng chân của nhiều người đuổi theo, và một giọng hô vang :”Holt la main!” (Giơ tay lên). Lam Sơn nhận ra tiếng tây của người này thuộc loại giả cầy, phát âm đặc sệt chất giọng Việt Nam. Cho dù vào thời điểm đó, tại Algerie cướp bóc xảy ra như rươi, nhưng ông vẫn tỉnh bơ quay lại nói như quát :”Main, main cái mả mẹ chúng mày.” Quả nhiên nhóm người này ôm chầm lấy ông mừng rỡ: ”Đồng hương, đồng hương chúng mày ơi!”. 

Té ra đó là một nhóm thanh niên người Việt, bị người Pháp mộ phu đưa sang Tân Đảo làm đồn điền những năm đầu thế kỷ 20. Rồi sau đó bị đưa vào lính để đi đánh nhau ở Bắc Phi. Do đó, khi biết Lam Sơn là đồng bào của mình, nhóm người trên đã dốc hết túi, kéo ông vào một quán rượu uống cho tới sáng. 

Nghe kể tới đây, một người trong bàn  hỏi Lam Sơn : “Anh chửi họ như thế lỡ họ nổi nóng tấn công anh, một mình anh làm sao địch lại?” Lam Sơn trả lời : “Nếu chúng nó là thằng Tây, thằng Anh hay Algerie thì làm sao nó nghe được tiếng Việt mà nổi nóng. Còn như chúng nó là thằng Việt Nam thì chắc chắn là mừng đến rơi nước mắt khi nửa đêm gặp được đồng hương rất hiếm hoi ở cái nơi chết tiệt này.” 

Tính cách của Lam Sơn là thế. Năm 1945, ông lên trung úy và được gởi sang Ấn Độ theo học một khóa biệt kích và tình báo ở New Delhi. Mãn khóa học này, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy một toán biệt kích đa quốc gia, nhảy xuống Cánh Đồng Chum thuộc Vương quốc Lào để giải giới quân đội Nhật Hoàng.

Lam Sơn nói: “Thằng Anh tại Miến Điện, thằng Nhật ở Đông Dương, hay thằng Pháp tại Điện Biên Phủ, khi còn thắng thế thì oai phong lắm. Nhưng khi đã thua trận thì thằng nào cũng như thằng nấy, đa số cũng chỉ là những con gà nuốt giây thun mà thôi!” Tại Lào, ông được giữ chức vụ Quân trấn Trưởng thị xã Trấn Ninh .

Từ đó, Lam Sơn quen biết với một số sĩ quan người Việt đồng cấp hàm trung úy với ông như: Trần Thiệm Khiêm, Cao Văn Viên, Nguyễn Khánh…Cả ba nhân vật này về sau đều leo lên hàm đại tướng của quân lực VNCH khi Lam Sơn vẫn đì đẹt ở cấp đại tá.

Năm 1951, khi Quân đội Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Quân lực Việt Nam cộng hòa sau này) ra đời. Lam Sơn được chuyển sang với cấp bậc đại úy. Năm 1954, ông được thăng lên thiếu tá và được cử đi học khóa Trung đoàn Trưởng cùng với các đồng môn khác là Nguyễn Văn Thiệu (sau này trở thành Tổng thống) , Nguyễn Chánh Thi (Trung tướng). Năm 1956, Lam Sơn mang hàm đại tá, làm Tư lệnh Sư đoàn Khinh chiến 16 và dậm chân ở cấp bậc đó đúng 16 năm với không biết bao nhiêu thăng trầm, vinh ít nhục nhiều. 

Khi bị buộc phải ra khỏi quân đội với cấp hàm chuẩn tướng quá muộn màng (1972), có lần diễn viên điện ảnh Huy Cường (rất nổi tiếng trước 1975) là bạn nhậu thường trực của Lam Sơn, hỏi : “Sao anh mang đại tá lâu thế”? Ông trả lời: “Bọn Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh, Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang…biết tao khinh tụi nó nên ngán tao lắm, dễ gì lên tướng cho được. Hơn nữa, tao lại hai lần động vào mặt hai thằng Mỹ nên người Mỹ cũng dè chừng.” 

 Quả đúng như vậy. Năm 1958,  Đại tá Lam Sơn đang theo học khóa Tham mưu cao cấp tại Fort Leawoth, Hoa Kỳ. Một sĩ quan huấn luyện viên người Mỹ nhìn thấy bảng tên ông đeo trên túi áo với hai chữ LamSon viết sát vào nhau. Anh ta tưởng thằng cha da vàng mũi tẹt này lấy tên Mỹ để nịnh hót quan thầy, bèn hỏi một cách xấc mé, đầy coi thường: “Ai chẳng biết mày là người Việt Nam, tại sao phải lấy tên Mỹ như vậy mà không thấy xấu hổ hay sao?” Lập tức, máu Lương Sơn Bạc nổi dậy, một cú đấm hết đà được Lam Sơn tung vào giữa mặt tên huấn luyện viên người Mỹ, kèm theo tiếng chửi thề và một một câu nói đầy phẩn nộ: “Thằng nhãi, tao đã từng chiến đấu khắp chiến trường Á, Phi, chứ không ru rú trong một xó xỉnh như mày. Tên Việt Nam của tao như thế nào thì tao viết như vậy, chứ không cần đặt tên Tây, tên Mỹ gì hết.” 

Kết quả, Lam Sơn bị gọi lên văn phòng làm việc và phải xách hành lý rời khỏi đất Mỹ trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Trở về Việt Nam, cho dù lúc bấy giờ ông Ngô Đình Diệm không ghét Lam Sơn, nhưng nghĩ rằng Lam Sơn thân Pháp và sợ mất lòng người Mỹ nên không dám cất nhắc. 

Cái vết “không ưa Mỹ” và tính khí ngang tàng tiếp tục gây ảnh hưởng xấu cho ông đối với các chế độ chuyển tiếp tại miền Nam sau ngày triều đại Ngô Đình Diệm sụp đổ. Năm 1962, khi làm Chỉ huy Trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức, ông  càng nổi tiếng vì đánh Cố vấn Trưởng người Mỹ. 

Trong một buổi duyệt binh thường lệ diễn ra vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, viên Đại tá cố vấn Mỹ cùng với Đại tá Lam Sơn đi ngang qua toán hầu kỳ. Bất chợt, viên đại tá cố vấn dừng lại, đưa ngón tay út chọc vào đầu nòng súng khẩu Garant M1 của một học viên sĩ quan để kiễm tra vũ khí. Ngón tay của ông ta dính đầy dầu chùi súng. 


Cho rằng, người học viên sĩ quan này không lau chùi vũ khí theo đúng quy định, ông đưa ngón tay út dính dầu quệt vào mặt anh ta. Đứng bên cạnh, Lam Sơn không nhịn nổi , ông cho viên cố vấn trưởng một cái tát nảy lửa và lời cảnh cáo: “Tôi tặng ông cái tát này để ông nhớ đời. Đừng bao giờ hành động như thế với bất cứ người lính nào. Nếu họ có lỗi, ông có thể phạt họ theo quân kỷ. Nghe chưa?” 

Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, Lam Sơn chỉ có ba lần được làm trưởng, nhưng toàn là những chức vụ hữu danh vô thực. Đó là năm 1960, ông làm Chỉ huy Trưởng Binh chủng Biệt động quân, nhưng trong tay không có quân vì tất cả các đơn vị đều thuộc quyền điều động của tư lệnh các quân đoàn và khu chiến thuật. Năm 1962, Lam Sơn làm Chỉ huy Trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức, quyền lực chỉ thu hẹp trong phạm vi một quân trường. 

Và năm 1964 được làm Tư lệnh lực lượng Đặc biệt, thực chất chỉ có Bộ Tư lệnh khung, một Tiểu đoàn 91 Biệt Cách,  và mấy toán Delta thường xuyên hành quân xa, thêm Trung tâm Huấn luyện Đồng Bà Thìn ở Cam Ranh. Còn lại, các trại biên phòng đều do lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ thành lập, tuyển dụng và trả lương, cũng như trực tiếp chỉ huy các đại đội Dân sự chiến đấu trú phòng. 

Suốt đời, Lam Sơn toàn giữ chức phó cho lớp đàn em của mình, theo kiểu ngồi chơi xơi nước “cho có tụ”, kéo dài đến năm 1973, ngày ông giã từ quân đội trong ô nhục. Lam Sơn đã lần lượt trải qua một loạt chức danh  có chữ “Phó”: Năm 1967, Phó Tổng Giám đốc Cảnh Sát quốc gia. Năm 1968, Tổng cục Phó Chiến tranh chính trị. 

Năm 1969-1970, Tư lệnh Phó Biệt Khu thủ đô, kiêm Phó Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định. Năm 1972, Tư lệnh Phó Quân đoàn 3 và cũng trong năm 1972 ông mới được lên chuẩn tướng làm Tư lệnh Phó Quân đoàn 2 cho đến năm 1973 thì bị loại. Đó là bởi Dương Văn Minh cầm đầu phe quân đội, lật đổ chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm vào ngày 1/11/1963 để lên ngôi vua. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, vẻn vẹn 3 tháng. 

 Đến ngày 30/1/1964, Trung tướng râu dê Nguyễn Khánh, đang giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2 ở Cao nguyên, bay về Sài Gòn, kết hợp với đảng Đại Việt, cánh thân Mỹ làm chỉnh lý, bắt giữ gần hết tay chân thân tín của Dương Văn Minh.

 Với lý do: phe Dương Văn Minh thân Pháp, đang cố đưa miền Nam đi vào trung lập theo kế hoạch của Tổng thống Pháp De Gaulle. Thật ra, đây cũng là một cuộc đảo chính không có tiếng súng và từ giây phút đó, mọi quyền hành đều nằm trong tay Nguyễn Khánh. Ông ta chế ra chức danh Ủy ban Lãnh đạo quốc gia, tự phong mình làm Chủ tịch (Quốc trưởng) và Ủy ban Hành pháp Trung ương do tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch (Thủ tướng). 

Để loại bỏ bớt số tướng lĩnh già không theo mình, Nguyễn Khánh lại chế ra cấp hàm chuẩn cướng, phong cho hàng loạt đại tá, trong đó có Lam Sơn, nhằm lôi kéo và thu phục họ. Trước khi ký quyết định này, Nguyễn Khánh cho người đến thăm dò từng đối tượng để tìm hiểu lòng dạ từng người. 

Khi được hỏi ý kiến, Lam Sơn đã huỵch toẹt: “Từ trước đến nay, đại tá lên thẳng thiếu tướng chứ quân đội làm gì có cái lon chuẩn tướng. Hơn nữa, cái quyết định thăng cấp này lại do Nguyễn Khánh ký thì chẳng có gì vinh dự.” 

Thế là trong danh sách những người lên chuẩn tướng chẳng thấy có tên Lam Sơn - Phan Đình Thứ. Tháng 2/1965, Nguyễn Khánh bị hạ bệ phải chấp nhận đi làm đại sứ lưu động, một hình thức bị trục xuất ra khỏi Việt Nam. Nhưng Đại tá Lam Sơn vẫn cứ là đại tá bởi đàn em tín cẩn của Nguyễn Khánh là Nguyễn Cao Kỳ còn đó, và đang làm chủ vũ đài chính trị Miền Nam. 

Dưới triều đại Nguyễn Văn Thiệu, trong mắt ông ta, Lam Sơn là con người nặng chất anh hùng cá nhân một cách vô thưởng, vô phạt. Nhưng cái tính ngang tàng đó cũng làm cho Thiệu và Cố vấn An ninh phủ Tổng thống Đặng Văn Quang ngán, nên những tháng năm còn lại trong quân đội, Lam Sơn chỉ được giữ những chức vụ trời ơi đất hỡi. 

Vì thế mà ông là một vị tướng nghèo, suốt đời mang hai cái tật lớn là nát rượu và ham gái. Chính hai cái tật này đã dẫn dắt ông vào con đường oan nghiệt, phần nào đã làm tổn thương đến cuộc đời ngang tàng của ông với những huyền thoại từng được nhiều người quý mến. 

Cuối đời oan nghiệt

Cuối cùng, năm 1972, Lam Sơn - Phan Đình Thứ cũng được Nguyễn Văn Thiệu thăng chuẩn tướng một cách muộn màng, sau 16 năm mang hàm đại tá. Oái oăm thay, ông lại bị điều lên làm Tư lệnh Phó Quân đoàn 2, dưới quyền của Quế Tướng Công – Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, một kẻ thuộc hàng đàn em xa lắc xa lơ của ông. 

Bởi vì, năm 1956, khi Lam Sơn đã mang hàm đại tá thì Nguyễn Văn Toàn chỉ mới là một anh trung úy. Rất nhiều sĩ quan cao cấp làm việc tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 thời đó xác nhận, dù là “sếp”, nhưng Nguyễn Văn Toàn rất ngán Lam Sơn, ít khi dám ngồi chung với nhau, nhất  là trong tiệc rượu, ngoại trừ công việc và những lúc họp hành. Toàn ngán bị Lam Sơn nổi chứng bất tử, chửi thẳng vào mặt không biết lúc nào.

Lam Sơn là kỷ lục gia duy nhất của Quân lực Việt Nam cộng hòa khi từng nhận các huy chương: Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp, Chiến Dịch Bội Tinh Pháp giành cho các sĩ quan tham dự thế chiến thứ hai, huy chương Bảo Vệ Nước Pháp của Tổng thống De Gaulle. Huy chương Bạch Tượng do Quốc Vương Lào gắn và huy chương Silver Star do tướng Mỹ Westmoreland gắn. Đó là chưa kể đến một đống huy chương Việt Nam mà mỗi lần nhắc đến, Lam Sơn thường nói : “Mỗi tấm huy chương đều có mặt trái của nó”.

Vào năm 1973, khi làm Tư lệnh Phó Quân đoàn 2, Lam Sơn được cấp một tư dinh khá tiện nghi ở Pleiku. Đây là nơi ông ta thường xuyên tổ chức những cuộc nhậu quên trời, quên đất với một số bằng hữu đủ mọi thành phần trong xã hội, nhưng phải là tay có tửu lượng cao và biết hát hò, ngâm vịnh. Tuy là dân võ biền, nhưng Lam Sơn lại rất thích thi phú và ca hát. Ông hát không hay, nhưng cũng không đến nỗi tệ và rất thích hát. Để trông coi tư dinh này, Lam Sơn giao hẳn cho vợ chồng viên quản gia là một người thượng sĩ trung thành, từng theo ông trên nhiều bước thăng trầm. 

Không có ai mô tả nhan sắc người vợ của viên thượng sĩ quản gia này như thế nào, dư luận chỉ xôn xao rằng những lúc viên quản gia vắng nhà, chuẩn tướng Lam Sơn đã nhiều lần ăn ở với vợ của ông ta và đã có lần bị đệ tử bắt quả tang. Thế nhưng, mọi chuyện đều được đôi bên dàn xếp ổn thỏa, tưởng như đôi gian phu, dâm phụ đó sẽ chấm dứt mọi quan hệ bất chính.

 Dĩ nhiên, người quản gia trung thành kia phải cắn răng chấp nhận khổ đau trong im lặng, không chỉ vì muốn giữ trọn ân tình mà còn giữ trọn thân phận của kẻ thấp cổ, bé miệng. Vậy mà đến khi biển êm, sóng lặng, men rượu đã khiến cho Lam Sơn không làm chủ được mình và ông đã tái phạm. 

Lần này, viên quản gia không còn nhẫn nhục được nữa, ông xách súng vào gặp Lam Sơn và bắt đầu to tiếng, nhưng vẫn chưa dám xiết cò. Trước tình thế đó, Lam Sơn đã nhanh tay hơn, ông vội rút khẩu colt 45 mang sẵn trong người, nhả đạn vào ngực viên quản gia. Gã đệ tử trung thành, khốn khổ của một “tướng quân” nổi tiếng “giang hồ”, nhưng cuối cùng đã ngã xuống sàn nhà trên vũng máu lai láng.

Ngay sau đó, Lam Sơn không bị bắt, nhưng được mời đến Quân cảnh tư pháp để lấy lời khai rồi bị câu lưu về tội giết người. Để giữ danh dự cho quân đội, trong biên bản của Quân cảnh tư pháp, không hề có dòng nào đề cập đến mối quan hệ tội lỗi giữa Lam Sơn với vợ viên quản gia. Người ta chỉ thấy biên bản này mô tả người quản gia vô kỷ luật, rượu chè be bét, bị ma men dẫn đường, đã mang vũ khí, đột nhập vào phòng riêng của Lam Sơn, toan chơi nổi, lấy tiếng, buộc lòng Lam Sơn phải nổ súng để tự vệ một cách vô cùng chính đáng. 

Ra khỏi quân đội trong nỗi ê chề, Lam Sơn xuống cấp nghiêm trọng. Ông trang phục lôi thôi, thường là chiếc quần tây nhăn nhó, chiếc áo ca rô ngắn tay ít khi được bỏ trong quần lê đôi dép da lang thang khắp các quán rượu. 

Ông cũng không có tiền nhưng khi biết ông là cựu Chuẩn tướng Lam Sơn, phần lớn chủ quán đều cho uống “chùa”. Rất nhiều sĩ quan thuộc nhiều binh chủng, nhất là các binh chủng rằn ri, đi phép về Sài Gòn, vì mến mộ một thời ngang dọc của đàn anh, nên nghe ông đang ngồi ở quán rượu nào là họ tìm tới đó để được mời “đại ca” một chầu túy lúy càn khôn. 

Thời điểm này, Lam Sơn có hai người bạn chí cốt, cũng là những tay nát rượu, thường xuyên xuất hiện bên cạnh ông để ăn theo những chầu nhậu hoành tráng. Cho dù bản thân ông luôn bị viêm túi, nhưng cái món rượu chè thì luôn được thập phương cống hỷ dồi dào.

 Người thứ nhất là Hoàng Tùng, cựu Đại úy Biệt động quân bị mù cả hai mắt, nhưng luôn mặc đồ rằn ri, mang giày bốt và đeo súng lục. Ông này gốc gác Quảng Trị, có giọng hát khá hay . 

Trước khi hát, thường có đôi lời phi lộ, kể lể về thân phận thương phế binh, bị vợ con ruồng bỏ rất bi thảm của mình đã khiến nhiều em “sến” rơi lệ , xót thương. Người thứ hai là diễn viên điện ảnh Huy Cường, anh ta là một trong số ít nam tài tử rất nổi tiếng trước 1975. Phải tội dính vào ma túy nên mượn rượu để cai, riết rồi thành nghiện rượu. 

Lúc đầu, không ít quán rượu, lấy làm tự hào và vui mừng khi được đón tiếp bộ ba đặc biệt này. Hơn nữa, sự có mặt của họ cũng làm cho quán thêm đông, rất nhiều khách vì ái mộ họ mà đến. Một số khách còn vui vẻ bỏ tiền ra trả những chầu nhậu mát trời ông địa để được nghe Lam Sơn chửi đổng cho sướng lỗ tai. 

Rượu vào là lời ra, Lam Sơn hết chửi Mỹ, đến chửi Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang, Hoàng Xuân Lãm, Nguyễn Văn Toàn…Trong mắt ông đó là một lũ ăn hại. Thái độ khinh miệt này của Lam Sơn đều được đám an ninh Phủ Tổng thống ghi nhận, báo về cho Thiệu, nhưng Thiệu cũng chịu bó tay bởi chẳng biết phải đối phó cách nào trước một con người không còn gì để mất. 

Lúc bấy giờ, nhà văn Nguyên Vũ đang tại ngũ với cấp bậc đại úy, có mấy lần ngồi nhậu với Lam Sơn, đã lớn tiếng phụ họa, phê phán Nguyễn Văn Thiệu và đám bộ hạ tham nhũng của ông ta, lập tức bị đày ra vùng 1 và bị cô lập trên núi Hòa Khánh. Dần dà, số người hào phóng nói trên không còn tìm đến quán rượu với Lam Sơn và các chủ quán cũng không còn mặn mà với ông nữa. 

Không có tiền, bộ ba Lam Sơn - Hoàng Tùng - Huy Cường phải ghi sổ hết quán này đến quán khác. Riết rồi không còn nơi nào chịu cho họ thiếu nợ, bởi nợ cũ cứ chồng chất, chẳng biết bao giờ mới thu được. Từ đó, người ta thấy Lam Sơn hiếm khi xuất hiện ở những quán rượu sang trọng, chỉ còn vãng lai ở những quán nhậu bình dân. 

Ngày 30/4/1975 đến, Lam Sơn cũng phải khăn gói lên đường đi cải tạo như tất cả những quan chức của chế độ cũ khác. Ông bị đưa vào Trại Hà Nam Ninh ở ngoài Bắc và trở thành một trại viên “mồ côi” bởi không có người thăm nuôi.

Ở trong trại, những lúc rỗi rảnh, Lam Sơn thường thư giãn bằng cách ca hát. Có một tấm hình khá thú vị, chụp ban tứ ca gồm: Cựu Thiếu tướng Lê Minh Đão (Tư lệnh sư đoàn 18 - đệm ghi ta) bên cạnh các “ca sĩ” cựu Thiếu tướng Nguyễn Xuân Trang (Tham mưu Trưởng Liên quân), cựu Thiếu tướng Lý Tòng Bá (Tư lệnh Sư đoàn 25, tất nhiên, tất cả đều của chế độ cũ) và Lam Sơn đang ngồi hát khi ở Trại Hà Nam Ninh. 

Sau ngày được trở về, Lam Sơn được chính phủ Hoa Kỳ đồng ý cho định cư tại Mỹ theo diện H.O nhưng Lam Sơn đã từ chối. Có lẽ ông không thích người Mỹ và một phần cũng muốn ở lại quê hương. Một thời gian sau, thông qua người thân trong gia đình ông, một người bạn Pháp từng sát vai chiến đấu với ông tại chiến trường Tunisie là Tướng nhảy dù Guy Simon đã trình bày với Bộ Tư lệnh Nhảy dù, Bộ Ngoại giao và Bộ Di trú Pháp về trường hợp một cựu sĩ quan nhảy dù Pháp tên là Lam Son - Phan Đình Thứ và Tướng Simon đã đứng ra bảo lãnh cho cả gia đình Lam Sơn sang định cư tại Pháp. Chính phủ Pháp đồng ý và Lam Sơn đã sang Pháp năm 1989. 

Lam Sơn qua đời ngày 23/7/2002. Và ước nguyện cuối cùng của ông là đúng 10 năm sau ngày mất, con cháu phải đem hài cốt của ông hỏa thiêu và đem nắm tro tàn về Việt Nam để ông được mãi mãi yên nghĩ giữa lòng đất mẹ.


Ngang ngửa đời tôi




Tết năm nay nhớ Tết năm xưa, vậy mà đã ba mươi lăm năm, Mậu Thân 1968 như mới hôm qua, đời người như bóng câu qua cửa sổ là vậy. Đất nước chúng ta, một dân tộc hùng cường giòng giống của Lê Lợi, Hưng Đạo Đại Vương, Nguyễn Huệ. . . . . . Vậy mà ngày nay cũng vẫn dân tộc ấy, đành cam phận chìm đắm trong nô lệ bằng chế độ hà khắc tham tàn do chính người cùng chung nòi giống cai trị !!! Đã hai mươi tám năm, có lúc nào chúng ta cảm thấy tủi hổ với Tiền Nhân hay không? 

Mặc dù cách xa Huế 17 cây số về hướng bắc nhưng, từ Huế vẫn vang vọng về bằng những âm thanh hằn học , bởi những tiếng nổ nghe rờn rợn từng giây từng phút , cơn gió bấc nhẹ nhàng tạt làn mưa phùn trải dài trên nòng súng đại bác 105 ly đã được quay ngang mặt đất, nằm bất động thật ngang trái , tất cả mọi quân nhân trong Pháo Đội C Nhảy Dù Việt Nam (thời điểm đó Pháo Binh Nhảy Dù chỉ có một Tiểu Đoàn cho nên mỗi Chiến Đoàn Nhảy Dù chỉ có một Pháo Đội yểm trợ trực tiếp mà thôi, vì lý do đó tên các Pháo Đội chưa có số kèm theo phía sau) đang tay cầm súng cá nhân để tự vệ, vì không còn một đơn vị nào bảo vệ Pháo Đội, mà địch quân thì đã biết rất rõ, đơn vị bảo vệ Pháo Đội đều đã di chuyển vào Huế, cho nên địch quân ngày cũng như đêm đang cố gắng uy hiếp vị trí Pháo Đội, chúng muốn chúng tôi phải đầu hàng, hoặc chúng sẽ tiêu diệt chúng tôi, nhưng đó chỉ là giấc mơ của những chú cán ngố, dù tình hình ngặt nghèo như vậy mọi quân nhân trong ban chỉ huy Pháo Đội, đều cố gắng theo dõi trên máy liên lạc, diễn tiến cuộc tiến quân thần tốc của Chiến Đoàn 1 BB Nhảy Dù gồm TĐ7BBND và TĐ2BBND không Pháo Binh yểm trợ “Pháo Đội hết đạn yểm trợ vì vị trí đang đóng quân là vị trí tập trung ( nghỉ quân) không được phép chứa đạn dược nhiều như vị trí hành quân, và lúc đó đường tiếp tế đạn dược hoàn toàn bị cắt đứt, cho nên Pháo Đội đã hết đạn để bắn yểm trợ, sau ít giờ yểm trợ cho CĐ1BBND chiếm An Hòa và vượt bờ thành để vào Thành Nội Huế hơn nữa Pháo Đội cũng phải cần một số ít đạn nổ mạnh để tự vệ ” đó là lúc 1800G ngày mồng 2 Tết tức ngày 31 tháng 1 năm 1968, địch quân pháo tới liên hồi, mọi người đều cảnh giác, vì hiểu rằng địch có thể tấn công vào vị trí đóng quân bất cứ lúc nào, trời vẫn sụt sùi cơn gió bấc tuy không mạnh nhưng cũng đủ soi mói đến từng làn da thớ thịt của từng người, đêm đó địch quân dùng đặc công tấn công vị trí nhưng cả đơn vị đều thức, nên đã phát hiện địch quân xâm nhập khi chúng còn ngoài hàng rào, những loạt đạn AR15 nổ dòn tan, kèm theo những loạt đạn trực xạ với đạn nổ cao thời nổ 2 giây làm địch quân phải lùi bước mang theo một số thiệt hại, đó là giá của sự liều lĩnh cho nhưng tên sinh Bắc tử Nam phải nhận bởi những Pháo Thủ Mũ Đỏ, chúng trả đũa bằng những loạt pháo 82 ly từ Hiệp Khánh và hỏa tiễn 120 ly từ trên dẫy trương sơn tới tấp bao phủ vị trí nhỏ bé của một Pháo Đội. 


Tôi cầm ống liên hợp của máy 106 báo cáo tình hình hiện tại của đơn vị, trực tiếp cho Thiếu Tá Huỳnh Long Phi Tiểu Đoàn Trưởng đang tại căn cứ Hoàng Hoa Thám Sài Gòn và được ông cho biết tình hình tổng quát như sau : Ngoài bốn TĐBBND đang tại Vùng I Chiến Thuật; TĐ6BBND đang cố thủ để giữ vững Kontum; TĐ3BBND cánh quân do Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy, đang tiêu diệt từng tiểu đoàn địch quân đang cố bám sát kho đạn Gò Vấp; TĐ3BBND cánh quân do Tiểu Đoàn Phó chỉ huy, đang chặn địch tại khu xóm mới và Bộ Chỉ Huy Pháo Binh QLVNCH, TĐ1BBND cánh quân do Tiểu Đoàn Phó chỉ huy, đang tảo thanh địch tại Đài Phát Thanh Quốc Gia; TĐ1BBND cánh quân do Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy đang giữ vững khu ngã bẩy Chợ Lớn;TĐ8BBND cánh quân do Tiểu Đoàn Phó đang đánh với một trung đoàn địch và đã đẩy địch quân ra khỏi hàng rào phòng thủ của phi trường, xác địch đã bỏ lại ngay trên phi đạo, có tên chỉ còn cách chỗ phi cơ đậu có trên một trăm thước, dẹp tan ý đồ chiếm Phi Trường Tân Sơn Nhất; TĐ8BBND cánh quân do Tiểu Đoàn Trưởng chỉ huy,đang lần lượt chiếm lại khu phía Tây Bắc của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, cánh quân đầu của chúng chỉ còn cách xa cư xá cấp tướng khoảng một trăm thước; TĐ11BBND đang tảo thanh địch tại Bà Rịa, ông nhấn mạnh cho tôi biết là nếu các đơn vị Nhảy Dù không tham chiến ngăn chặn ngay từ phút đầu của cuộc tấn công chớp nhoáng này thì thảm họa cho đất nước chúng ta nặng nề không biết là chừng nào, ông lên lớp với tôi rằng “ Chúng ta là đơn vị có kỷ luật nên chúng ta mới có đủ quân số tham chiến, để phản công tại đủ các nơi,ngay giờ phút đầu tiên như vậy, anh phải hãnh diên điều đó, phải cố gắng duy trì tinh thần quân nhân thuộc cấp, phải nhắc nhở cho họ biết là họ đã chọn đúng đơn vị để phục vụ, anh phải nhắc nhở thêm nữa cho họ biết chúng ta là đơn vị có kỷ luật, anh thử tương tượng nều TĐ8BBND không có mặt kịp để đuổi địch từ Phi Đạo ra ngoài, chỉ cần chậm 10 phút thì Phi Trường Tân Sơn Nhất hoàn toàn do địch quân kiểm soát, như vậy điều gì sẽ xẩy ra cho chúng ta, đó chính là kỷ luật cao Nhảy Dù mới có quân số tham chiến ngay từ phút đầu đầy đủ như vậy,anh thấy không chúng ta chỉ có một Sư Đoàn Nhảy Dù mà chúng ta đã có quân phản ứng lại địch quân ở nhiều nơi như vậy, anh là con chim đầu đàn anh phải hãnh diện điều đó, phải can đảm, phải tỉnh táo nghe không, mọi người chung quanh tôi đều tin tưởng nơi anh, nên anh phải cố gắng “ Tôi may mắn nên có cấp chỉ huy lúc nào cũng lo cho chúng tôi, tôi hơi ngạc nhiên hôm nay bài moral của ông hơi ngắn, tôi biết ông rất lo sợ cho chúng tôi phải ở lại một mình không có quân bạn yểm trợ, không có quân bạn bảo vệ. 


Chúng tôi vừa tham dự hành quân Lam Sơn 83, 84, 85 và 86 với Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù do Trung Tá Đào Văn Hùng chỉ huy, thường lệ thì BCH/CĐ2BBND, PĐCPBND, TĐ2BBND, TĐ9BBNĐ, TĐ5BBND được về Sài Gòn nghỉ dưỡng quân như những cuộc hành quân khác, nhưng lần này ngày 26 Tết tức ngày 25 tháng 1 năm 1968 sau khi chấm dứt hành quân Lam Sơn 86, tức hành quân tiêu diệt địch dọc theo phá Tam Giang chúng tôi đặt cho địa danh này cái tên nghe êm tai “ phố buồn hiu “ toàn bộ CĐ2BBND kéo quân ra đóng chung quanh ga Phổ Trạch, thì nhận được lệnh ngày 27 Tết tức ngày 26 tháng 1 năm 1968, BCH Chiến Đoàn 1 Nhảy Dù do Thiếu Tá Lê quang Lưỡng chỉ huy sẽ được không vận ra thay thế BCH/CĐ2BBND về Sài Gòn, các đơn vị khác ở lại tại chỗ dưới quyền chỉ huy của CĐ1BBND, đồng thời TĐ7BBND cũng được không vận từ Sài Gòn ra cùng ngày, để thay thế cho TĐ5BBND, ngày 28 tết tức ngày 27 tháng 1 năm 1968 các đơn vị Nhảy Dù tại Vùng I Chiến Thuật được phối trí như sau : TĐ9BBND phòng thủ thị xã Quảng Trị, mặc dù ngoài tầm liên lạc nhưng vẫn đặt dưới quyền chỉ huy của CĐ1BBND, TĐ5BBND phòng thủ hướng bắc của thị trấn Đà Nẵng không thuộc quyền chỉ huy của CĐ1BBND (sau đó TĐ5BBND được không vận về Sài Gòn từ phi trường Đà Nẵng ngày mồng 3 tết tức ngày 1 tháng 2 năm 1968 ) BCH/CĐ1BBND và PĐCPBND cùng một ĐĐ/TĐ7BBND đóng tại cây số 17, TĐ7BBND đóng tại An Lỗ, TĐ2BBND đóng tại quận Phong Điền (Sịa) “có một lầm lẫn đáng tiếc là trong cuốn sách Cuộc Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa của Việt Cộng Mậu Thân 1968 do Phòng 5 Bộ TTM biên soạn và ấn hành, Chủ Biên Trung Tá Phạm Văn Sơn, nơi trang 11 đã có một đoạn như sau : (Nhưng trước Tết, Sư Đoàn Nhảy Dù mới gửi ra vùng hỏa tuyến được các Tiểu Đoàn 2 và 9 . Mãi tới ngày mồng 2 Tết, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 1 với Tiểu Đoàn 7 mới được không vận ra Huế) như vậy là tài liệu này có chút sai lầm “ các đơn vị Nhảy Dù đã có mặt tại Huế như tôi đã trình bầy ở trện. 


Ngay ngày mồng 2 Tết chúng tôi đã được lêänh chuẩn bị Trực Thăng Vận vào Huế, lúc đó các cấp chỉ huy cũng nhận thấy rằng Pháo Binh đóng quân mà không có đơn vị Bộ Binh bảo vệ thì rất nguy hiểm; Gần một tuần chờ đợi để được bốc quân vào thành nội Huế nhưng PZ (điểm bốc quân) tức vị trí đóng quân của Pháo Đội bị pháo liên hồi, nhất là khi trực thăng chinook của Hoa Kỳ có mặt trên không, máy bay đành bay lượn trên không, thì dưới đất bị pháo vô cùng mãnh liệt, ở trên nhìn xuống dưới đất chỉ còn thấy bụi bay mù mịt, không còn thấy vị trí Pháo Đội đâu nữa, nên máy bay chinook đành chào thua Cố Vấn Hoa Kỳ rất khổ sở vì thương binh không tản thương được, mọi phương tiện tiếp tế đều bị cắt đứt, phương tiện duy nhất là trực thăng Hoa Kỳ, nhưng rất hạn chế, cho đến ngày 6 tháng 2 năm 1968 PĐCND mới được trực thăng vận vào Huế xong, sau hai ngày đùa dỡn với Pháo địch tại cả PZ lẫn LZ, tại LZ ( bãi đổ quân ) thì chỉ bị pháo địch như bị du kích bắn sẻ mà thôi, nhưng cũng đủ làm cho máy bay trực thăng chở hai khẩu đội đại bác không hạ xuống được, nên mới có chuyện tức cười là mất hai khẩu đội không hiểu rớt dọc đường hay thất lạc nơi đâu, lúc chinook xuống PZ bị pháo địch nên chỉ cố gắng móc súng đại bác không mà thôi không có nhân viên khẩu đội đi theo, (thông thường thì chinook phải hạ xuống đất để nhân viên khẩu đội lên máy bay trước sau đó mới móc súng sau nhưng trong tình tranïg đơn vị bị pháo “ hot LZ “ nên không thi hành như thông thường được) do đó mới có chuyện khôi hài mất hai súng đại bác mà không biết mất nơi đâu mặc dầu anh chàng Tây con (Cố Vấn) cố gắng liên lạc nhưng đành dậm chân than trời, đồng thời khi tới vị trí đóng quân mới Pháo Đội hoàn toàn hết đạn, Cố Vấn Hoa Kỳ xin tiếp tế đạn dược, và được tiếp tế đạn như sau : 3000 đạn khói,120 đạn nổ mạnh “lúc này nhiệm vụ tiếp tế đều do Hoa Kỳ lo hơn nữa đạn khói rất đắt tiền hơn đạn nổ mạnh vì nó là đạn băng chất hóa hoc White Phosphoric nhưng yêm trợ thì không có hiệu quả, nó chỉ dùng để đánh dấu bãi đáp hay bắn trái đầu tiên cho Quan Sát Viên dễ nhận diện, hoặc nếu có lầm lẫn thì cũng không gây thiệt hại nhiều cho quân bạn, vì vậy nếu dùng để bắn yểm trợ nó không gây thiệt hại nào đáng kể cho địch quân“ Nhảy Dù mà . . . . Có sao làm vậy, lúc đó tôi phải yểm trợ các đơn vị Nhảy Dù đang chạm địch trong thành Nội Huế bẵng đạn khói, dù gì chăng nữa có tiếng đạn bay đến yểm trợ, quân ta cũng lên tinh thần hơn; Lúc đó tại thành Nội Huế đã có ba TĐBBND, TĐ9ND đã được trực thăng vận từ Quang Trị về Huế sau khi đã giữ vững Quảng Trị, hai ngày sau hai khẩu đội thất lạc trở về trong tình trạng tơi bời hoa lá. 


Một hôm tôi lên họp tại PBSĐ1BB và BCHCĐ1BBND vừa về đến vị trí, thì thường vụ báo cho biết có người nhà của tôi đến thăm, ông ta đang trong đài Tác Xạ của pháo đội, tôi ngạc nhiên không hiểu ai đây, tôi làm gì có người nhà ở vùng này, tôi thấy một vị trung niên quần áo tả tơi đang nói chuyện với anh em trong ban chỉ huy pháo đội về việc ông chạy giặc trong mấy ngày qua, tôi nhận ra ngay vị khách này, ông nói mấy ngày nay trốn chui trốn nhủi, lang thang đói rách, tôi vẫn ỡm ờ giới thiệu với mọi người vì tôi biết không ai nhận ra được ông là ai cả, đây là ông Phan đình Thứ ông anh họ của tôi, ông nhảy lên la to, 


- Ê đừng có đùa dai nữa mày, mấy ngày nay lạnh đói rét có rượu cho tao một hớp coi; Tôi vẫn ỡm ờ trả lời. 


- Rượu một hớp thì không có; Nhìn bộ quần áo ông tả tơi mà xót xa tôi gọi người mang quần áo lạnh và quân phục của tôi cho ông mặc, tôi dặn tháo lon của tôi ra, nhưng ông giằng lấy và nói : 


- Thôi đích thân lột lon cũng được nhưng phải có rượu khao lon mới cho em, tôi bật cười lớn tiếng, mọi người chung quanh thấy tôi và ông đàm thoại cứ cười lạ mà không biết ra ông là ai cả;Tôi không giám đùa giai thêm nữa giới thiệu với mọi người : 


- Giới thiệu với anh em đây là Đại Tá Lam Sơn, mọi người giật mình tự nhiên đứng nghiêm chỉnh chào vị tư lệnh hụt của binh chủng Nhảy Dù năm 1954, tôi đã có viết về việc này trong bài tiểu sử của Binh Chủng Nhảy Dù, chàng cố vấn Mỹ lúc đó cũng được thông dịch cho biết, nên đứng nghiêm như pho tượng,sau đó cố vấn chào tôi sang phi trường tản thương của ĐĐ1QY có trực thăng chờ sẵn đi mất luôn, tối hôm đó bốn chúng tôi cưa một chai với thịt ba lát và cá hộp thật là thú vị, đang nhậu ông kể chuyện chạy giặc trong đêm đầu năm râm ran câu chuyện, hỷ nộ ái ố đủ cả, bất chợt đàn bò chạy qua vị trí pháo đội, ông hỏi đàn bò này xuất xứ từ đâu, tôi cho ông biết đàn bò này của SĐ1BB, ông chép miệng lên tiếng. 


- Lính tráng khổ cực không có tiếp tế, bắt một con giết làm thịt cho lính ăn tao chịu cho; 


- Thôi Đại Tá cho em sống, muốn em chết hay sao, bò của BTL/SĐ1BB đó, làm vậy mang tiếng chết. 


- Thì cứ làm đại đi thằng nào biết; Tôi cương quyết từ chối, vì làm như vậy thì nhẹ thể mình quá, chưa đến nỗi đói. 


Hôm sau tôi lên BCH/CĐ1ND họp ( đóng chung với BTL/SĐ1BB trong trại Mang Cá còn PĐCND đóng ngay trong sân của ĐĐ1 QN ) và nhận lệnh vì không có không quân cho nên Pháo Binh có nhiệm vụ phải đánh sập cửa Đông Ba, hiện địch quân bố trí đại liên, súng không giật và B40 trên đó, gây trở ngại cho đường tiến quân của TĐ2BBND,Thiếu Tá Lê quang Lưỡng Chiến Đoàn Trưởng muốn tôi kéo súng ra trực xạ để đánh sập vị trí này, tôi rất rõ khu phố này, nên trình bầy xin cho tôi được quan sát mục tiêu trước, khi tới cửa Đông Ba tôi thấy ngay không thể trực xạ được vì nếu chúng tôi kéo súng ra vị trí có thể trực xạ được là ngay góc đường Mai Thúc Loan, nhưng tại đây địch quân cũng có thể dùng súng đại liên, súng đại bác không giật và B40 ngay trên cửa Đông Ba, để tiêu diệt chúng tôi trước, hơn nữa một bên phố ta chưa làm chủ tình hình, địch quân cũng không để chúng tôi yên, nên tôi đành phải xin với vị Chiến Đoàn Trưởng Nhảy Dù cho tôi được tự do lựa chọn cách thi hành nhiệm vụ, được chấp thuận ngay và tôi đã áp dụng tác xạ Tiêu Hủy (một kỹ thuật tác xạ khó nhấtù trong Pháo Binh và chỉ áp dụng cho Pháo Binh hạng trung trở lên mà thôi) chúng tôi lại là pháo binh hạng nhẹ. 


Thôi túng quẫn phải biến hóa vậy, nhưng tôi phải ở lại cửa Đông Ba để điều khiển tác xạ này, các Sĩ Quan mới trong nghề đều không đủ khả năng, vì tác xạ này đài quan sát tức Quan Sát Viên Tiền Tuyến, phải chỉ huy Pháo Đội trong khi thi hành tác xạ, tôi đã đánh tan vị trí địch bằng tác xạ này, đó là lý do tôi vắng mặt tại Pháo Đội hơn 5 giờ đông hồ. Tôi về tới vị trí pháo đội khoảng 1900G. 


ĐT Lam Sơn ngồi giả vờ quay lơ đi như không thấy tôi, ông cười mỉm chi, ông Pháo Đội Phó và ông Sĩ Quan Tác Xạ cũng cười, tôi thấy không khí hơi lạ, tôi đoán chắc có chuyện gì đây,thôi đành phớt lờ, chấp nhận đau thương vậy, ngoài trời mưa vẫn bay như châm chọc mọi người, xin được méo mó câu thơ “trời buồn cảnh có vui đâu bao giờ”; Tôi thèm được nghe giọng hò của cô gái Huế, chèo đò trên sông Hương vắng lặng. 


Hồ Tịnh Tâm giầu sen bạch diệp 


Đất Hương Cần ngọt quít, thơm cam. 


Ai về cầu ngói Thanh Toàn 


Đợi đây về với một đoàn cho vui. 


Đất Thừa Thiên trai hiền gái đẹp. 


Non xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng. 


Tháp bẩy tầng, Thánh miếu, Chùa Ông, 


Chuông khua Diệu Đế, trống rung tam tòa 


... 


“khuyết danh” 


Bữa cơm tối tôi vừa gọi lấy rượu ra, ĐT Lam Sơn nháy làm hiệu nhà bếp dọn bữa ăn chiều, đủ bò bẩy món, tôi lặng người đi vì tức giận, cùng lúc đó địch pháo kích, tiếng hỏa tiễn 122 bay gầm thét trong không gian, tiếng nổ vang dội đất cát bay tứ tung, tôi ngồi bất động nhìn sinh hoạt của pháo đội lúc phản pháo, mọi người như cái máy nhiệm vụ ai người đó làm, không hấp tấp vội vàng, mà cũng không chậm chạp làm mất thời gian tính, hoạt động phản pháo xong tôi định cất rượu không uống vì còn hứng nào mà uống nữa đây, nhưng nghĩ tới ông tôi đành thua; Oâng thấy tôi không vui nên phân trần : 

- Cái việc này là do tao tất cả tụi nó sợ hết, không đứa nào giám làm tao giết tao cạo lông; Ông nói tới đây tự nhiên tôi bật cười, còn ai biết thuộc cấp của tôi hơn tôi, có người cầm đầu giết một con chứ giết cả đàn bò, họ cũng giám làm, xong ông nói tiếp : 


- Để cho tụi nó biết là tao làm, tao còn lấy cái đầu bò và cái đuôi bò đưa sang tặng thằng Đại Đội Trưởng Quân Nhu; Oâng vừa nói đến đó tôi than thầm trong bụng, chết tôi rồi !!! ông ĐĐT/QN đâu có biết ông ĐT/Lam Sơn là ai, ông mặc quần áo của tôi, tên tôi trên ngực áo ông đang mặc, chắc chắn ông Đại Đội Trưởng Quân Nhu sẽ mang tang vật, trình lên cấp trên là pháo đội giết bò xong, chính Pháo Đội Trưởng còn mang đầu bò tặng lại, thế nào cũng có câu thòng là tụi nó không coi ai ra gì; ”và quả đúng như tôi tiên đoán, tai họa đến với tôi dài dài vì chuyện bê bối này”, tôi đành lấy chuyện Tái Oâng mất ngựa mà vui vậy; ĐT/Lam Sơn thấy tôi buồn ông cho là tôi lo sợ, ông trấn an tôi đủ điều, tôi thật xúc độâng vì tôi biết ông nhiều, tính tình rất cương trực, ngang tàng không thua ai, không bao giờ xuống nước như vậy cả,sau đó ông nói : 


- Mai tao sẽ lên gặp thằng . . . . tao nói việc này do tao làm mày đừng lo; Oâng vẫn chưa hiểu tôi, tôi buồn vì lý do là cấp chỉ huy tôi phải có trách nhiệm trong đó, nhất là chưa thèm khát đến nỗi phải làm liều như vậy, và tôi nói : 


Mọi chuyện xong rồi ĐT khỏi phải nói với ai cả; Xong tôi vui vẻ ngồi ăn; Tôi viết những giòng này như là một chuyện vui không hề oán trách, không hề than van bởi ngay ngày đó tôi cũng không cần thanh minh, đó chẳng qua chỉ là một tai nạn; Suốt 10 năm dài giao du với ĐT/Lam Sơn lúc nào ông cũng coi tôi như một người em, một người bạn, có cấp trên của tôi không bằng lòng việc giao thiệp này, nhưng tôi chấp nhận vì đã giao du thì tốt xấu cũng là của mình, biết đâu là xấu,biết đâu là tốt, miễn sao mình không lợi dụng sư giao du là được, cho nên lúc nào tôi cũng hiên ngang nhìn mọi người, dù là cấp trên hay cấp dưới của tôi, dù có bị thiệt thòi, nhưng nay gặp lại tôi vẫn hãnh diện việc mình đã làm, dù sao chăng nữa cũng không hề ân hận. 


Pháo Đội Phó của tôi lúc bấy giờ Mũ Đỏ Trần văn Liệu hiện đang ở San Jose, California; Trưởng ban đạn dược của Pháo Đội là Mũ Đỏ Nguyễn Thanh Long đang ở Buras, Louisiana hiện nay có ba tầu đánh cá; Trưởng đài Tác Xạ Mũ Đỏ Chu văn Chấn hiện đang ở Dallas, Texas; Sĩ Quan Tác Xạ Mũ Đỏ Lý văn Quân tử thương tại Hạ Lào . Viết tới đây không khỏi bồi hồi tưởng nhớ những kỷ niệm không bao giờ quên trong đời tôi, những kỷ niệm đã làm cuộc đời tôi chịu nhiều đắng cay và đời tôi thêm NGANG NGỬA, có vậy cuộc sống mới thêm đậm đà ./. 



Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen