Sonntag, 20. September 2015

Vật chất di truyền đã được tìm ra như thế nào?


Khi được hỏi: “Ai là người đã phát hiện ra DNA”, rất có thể nhiều người sẽ không ngần ngại trả lời: Francis Crick và James Watson. Thực tế thì những nghiên cứu ban đầu về DNA đã được thực hiện trước công trình của hai nhà khoa học này khá lâu, cuối thế kỉ 19. Bài viết này điểm lại một vài cột mốc đáng nhớ trong hành trình DNA bước vào thế giới sinh học phân tử với tư cách là vật chất mang thông tin di truyền.
Năm 1869, Friedrich Miescher (1844-1895), nhà vật lí trẻ tuổi người Thụy Sĩ đã lần đầu tiên tách chiết được một loại dịch có trong nhân tế bào. Sau khi thu được các tế bào bạch cầu (leucocyte) từ mủ của các bệnh nhân trong một phòng khám địa phương gần nhà, Miescher phá hủy tế bào bằng dung dịch kiềm và thu được một chất kết tủa. Ông gọi chất này là “nuclein”. Sở dĩ gọi như vậy bởi nuclein có thành phần chính là nhân tế bào (nucleus). Ở thời điểm đó, ngoài việc xác định được hàm lượng lớn phosphorus trong nuclein, các tính chất sinh hóa của chất này vẫn còn là một bí ẩn. Ông dự đoán rằng nuclein tham gia đáng kể vào sự di truyền các tính trạng, nhưng cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng một loại phân tử đơn thuần không thể giải thích được sự đa dạng và phức tạp của sự sống. Đáng lẽ ra, công trình của Miescher phải được lích sử xem như cột mốc lớn đầu tiên trên con đường khám phá DNA. Tuy nhiên, theo như những gì mà Edwin Chargaff đã ghi chép lại trong một bài review về lịch sử nghiên cứu DNA của mình, thì đến năm 1961, Darwin được nhắc đến 31 lần, Thomas Huxley 14 và Miescher không một lần nào.

Friedrich Miescher – người đầu tiên chiết xuất được DNA.

Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt


Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Điều này thể hiện tư duy tạm bợ và tinh thần thiếu trách nhiệm trong sử dụng ngôn từ. Việc đưa ra những khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ trong định nghĩa từ, dễ gây hiểu lầm và tranh cãi, khiến cho văn bản kém tính chính xác. Đây là một bài chúng tôi sưu tầm, liệt kê các trường hợp sử dụng từ sai trong tiếng Việt hiện nay.

1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt.

CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.

KHẢ NĂNG. “Khả năng” là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng (capacité, capable) với khả dĩ (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi.

Tài năng và nhân cách: Phải chăng Phạm Duy đã giết Phạm Duy?



Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết? Sở dĩ cần có sự sửa chữa là vì tôi được đọc hai bài của giáo sư John C. Schafer, giáo sư đại học Hubold State University. 

Một bài viết về Phạm Duy, một bài về Trịnh Công Sơn. Trinh Cong Son Phenemenon và The curious memoirs of the Vietnamese composer Pham Duy.(1)

(1) Xin vào Google kiếm tìm
Phải nhìn nhận theo thói quen làm việc của người Mỹ, ông John C.Schafer tra cứu rất nhiều tài liệu, dẫn chứng đầy đủ đến nơi đến chốn. Có những tài liệu dẫn chứng khiến tôi giật mình. Chẳng hạn ông dẫn chứng một tài liệu trong tờ Nghệ Thuật, số 38-39, tháng 3, 1995, một tờ báo ở ngay chính địa phương tôi ở mà tôi vô tình không để ý tới. Thứ hai, ông tránh được thiên khiến và ít đưa ra những phê phán tiêu cực.

Nhưng cũng vì thế, ông tránh đề cập đến những “liên hệ có thể” của Trịnh Công Sơn với phía cộng sản qua bạn bè của họ Trịnh như Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như việc TCS hát trên đài phát thanh Sai gon vào ngày 30 tháng 4. Những mối liên hệ này đã được ông Nguyễn Thanh Ty trong bài viết: ” Một quãng đời của TCS” trong đó có phần lật tẩy “Nguyễn Đắc Xuân” trong bài viết : “Trịnh Công Sơn Cao Nguyên bụi đỏ sương mù”. Trong tài liệu của ông Nguyễn Thanh Ty cho hay ngay trong giới đồng nghiệp của Trịnh Công Sơn ở Bảo Lộc đã chia rẽ ra hai phía rõ rệt. Kẻ lên án, kẻ không. Ông John.C Schafer cũng đọc tài liệu này, nhưng không nhắc nhở tới dư luận, tới những vấn đề tranh luận chung quanh TCS. Nhất là những tranh luận ngay sau khi TCS chết như với bài viết mở đầu cho những tranh luận: Bi kịch Trịnh Công Sơn của họa sĩ Trịnh Cung. Đó là những vấn đề nhậy cảm mà ông John. C. Schafer tránh đề cập tới.

ông Đạo Dừa



cồn Qui và cồn Phụng Bến Tre





cồn Quy và cồn Phụng Bến Tre
Trong khi cồn Long và cồn Lân thuộc tỉnh Tiền Giang, thì cồn Qui và Phụng lại nằm ở Bến Tre, nhưng cả bốn cồn này tạo thành một vùng đất tứ linh, làm cho du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày một phát triển hơn. Kinh nghiệm du lịch các tỉnh miền Tây giới thiệu đến bạn vềcồn Qui và cồn Phụng Bến Tre hi vọng bạn sẽ thích.