Samstag, 21. November 2015

Vàng rơi không tiếc

Đào Vũ Anh Hùng

lonKhangChienTiền nhận từ bàn tay khô héo của bà mẹ già nua sống buồn phiền lạc lõng nơi đồng đất nước người muốn mau chóng trở về chết trong lòng đất quê nhà yêu dấu. Của em bé thơ ngây nhịn miếng cơm chim mong về hưởng lại tình thương nội ngoại. Của con mong gặp lại cha, vợ mong gặp lại chồng. Của những người sầu héo nhớ thương người, bạn bè mong cứu bạn bè tù tội trong gông cùm cộng sản…

Freitag, 20. November 2015

Việt Tân, chiếc bóng dài 30 năm.



( Bài viết này được viết lại sau khi có những stt trao đổi trong một nhóm kín  về  hoạt động công tác Nhân quyền , liên quan đến tổ chức chính trị Việt tân . Xét thấy  cần cho  sự tìm hiểu của nhiều anh chị em đang hoạt động  cho nhân quyền  trong và ngoài nước , tôi hiệu chỉnh lại từ các  bình luận của tôi và chuyển lên trang fB công khai . Vừa là một sự chia sẻ thông tin , vừa là để tránh những ngộ nhận rằng tôi lôi kéo một số anh chị em  vào group riêng để … đánh phá VT ! VT là một tổ chức chính trị có tham vọng giải phóng /chuyển đổi đất nước . Trong vị trí ấy , đương nhiên  phải chịu những  sự nghị luận của công chúng .Gọi sự nghị luận ấy là hành vi đánh phá, ít nhiều , đã  là việc tự  hạ thấp đi nhân cách chính mình ).

Donnerstag, 19. November 2015

Nhìn Lại Dòng Lịch Sử Nam Việt Nam


Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, tuyên bố giao trả chủ quyền cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945 Bảo Đại ra chỉ dụ Tuyên cáo Việt Nam độc lập, hủy bỏ hòa ước Thiên Tân năm 1888.
Ngày 7 tháng 4 năm 1945 Bảo Đại ký đạo dụ số 5, chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim như sau:
- Trần Trọng Kim, giáo sư, Nội Các Tổng Trưởng
- Trần Đình Nam, y sĩ, Nội Vụ Bộ Trưởng
- Trần Văn Chương, luật sư, Ngoại Giao Bộ Trưởng
- Trịnh Đình Thảo, luật sư, Tư Pháp Bộ Trưởng
- Hoàng Xuân Hãn, toán học thạc sĩ, Giáo Dục và Mỹ Nghệ Bộ Trưởng
- Vũ Văn Hiền, luật sư, Tài Chánh Bộ Trưởng
- Phan Anh, luật sư, Thanh Niên Bộ Trưởng
- Lưu Văn Lang, kỷ sư, Công Chính Bộ Trưởng
- Vũ Ngọc Anh, y khoa bác sĩ, Y Tế Bộ Trưởng
- Hồ Bá Khanh, y khoa bác sĩ, Kinh Tế Bộ Trưởng
- Nguyễn Hữu Thi, cựu y sĩ, Tiếp Tế Bộ Trưởng
 Tháng 6 năm 1945 chánh phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Sau đó, chánh phủ Trần Trọng Kim thu hồi Bắc Bộ cũng như Nam Bộ vào đất nước Việt Nam, bổ nhiệm ông Phan Kế Toại làm Khâm Sai Bắc Bộ và Nguyễn Văn Sâm làm Khâm Sai Nam Bộ.

CUỘC CHIẾN 100 NĂM ANH PHÁP

Vi đây là cuộc chiến kéo dài đến gần 120 năm lúc đánh lúc nghỉ giữa Anh và Pháp cùng các đồng minh của họ nên để cho bạn đọc dễ hiểu người sưu tầm sẽ lập bố cục như sau:
-Giới thiệu tổng quát về chiến tranh trăm năm ( nguyên nhân, diễn biến chính, nội bộ hoàng tộc các phe …)
-Tóm tắt diễn biến của chiến tranh trăm năm theo dòng lịch sử
-Giới thiệu về vũ khí, trang bị, chiến thuật của các bên tham chiến
-Giới thiệu chi tiết những trận đánh lớn, những danh tướng trong chiến tranh trăm năm
Vì cách bố cục như vậy nên không tránh khỏi việc các sự kiện sẽ bị lặp đi lặp lại, mong các bạn đón đọc và góp ý
Giới thiệu tổng quát về chiến tranh trăm năm
Chiến tranh trăm nămlà một loạt các trận chiến diễn ra từ năm 1337-1453 giữa Nhà Valois và Nhà Plantagenet-vốn còn được gọi là Nhà Anjou ( đến từ vùng Anjou nước Pháp), để tranh giành ngôi nước Phá lúc này bị bỏ trống sau khi chi nhánh trưởng của dòng Capetian-dòng Hoàng tộc của vua Pháp bị tuyệt tự. Nhà Valois tuyên bố kế thừa ngai vị Vua của Pháp, trong khi Nhà Plantagenet cũng tuyên bố đòi hỏi này. Các vị vua Nhà Plantagenet là những người cai trị Vương quốc Anh từ thế kỷ 12 và có nguồn gốc từ các vùng Anjou và Normandy của Pháp.
Cuộc xung đột kéo dài 116 năm nhưng vẫn được điểm vào bởi một số thời kỳ hòa bình, trước khi cuối cùng nó kết thúc với việc trục xuất Nhà Plantagenets ra khỏi nước Pháp (ngoại trừ hạt Calais). Cuộc chiến cuối cùng là một chiến thắng cho nhà Valois, những người đã thành công trong việc chiếm lấy quyền kiểm soát mà nhà Plantagenet nắm giữ lúc ban đầu và trục xuất phần lớn người Anh ra khỏi nước Pháp vào những năm của thập kỷ 1450. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh đã làm nhà Valoi gần như kiệt quệ trong khi nhà Plantagenet lại làm giàu cho bản thân họ bằng cách có được những số tiền rất lớn cướp bóc được từ lục địa. Còn bản thân người Pháp thì lại bị thiệt hại nghiêm trọng từ cuộc chiến bởi vì hầu hết các cuộc xung đột đều xảy ra trên lục địa và chính xác hơn là ở trên lãnh thổ nước Pháp.